
Tác giả: Nguyễn Văn Thủy
Ngày cập nhật: 22:48 17/12/2015
Lượt xem: 1341347
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1347 lượt.
nó khai ai gian ai ngay bác nhỉ?
Bác cai già cũng chẳng biết nói sao chỉ ừ à cho xong chuyện.
Sáng hôm sau, Bao Công ra sân truyền lính nhắc lồng ngỗng lên để ông coi. Chú lính lệ mới, núp bên hông nhà dòm ra, thấy Bao Công khom khom nhìn xuống mặt đất, nhìn đáy lồng một lát, rồi lại nghe thấy Bao Công bảo bác cai già:
- Thôi để lồng xuống, cấm không được dọn dẹp vội.
Lại thấy Bao Công quay ra gọi thơ lại sắp giấy bút để ông làm án.
Chú lính trẻ tuổi lấy làm lạ lắm bèn đón đường chú cai già và hỏi:
- Con ngỗng nó làm gì thế hở bác?
Bác cai già đáp:
- Thì nó bậy đầy ra đó chứ chú còn muốn nó làm gì nữa? Khi nào quan truyền dọn chỗ ngỗng bậy thì chú mày mở mắt cho to mà quét cho sạch. Phân ngỗng này xanh lè dọn không kỹ nó lẫn với rêu xanh ở mặt gạch, quan mà thấy thì mày ăn đòn đau.
Chú lính trẻ ngây thơ hỏi:
- Thế con ngỗng nó không nói chi với quan hở bác? Sao hồi hôm bác bảo nó biết nói mà.
Bác cai già bực mình, gắt:
- Thì mày ra mà nghe nó nói, hỏi chi tao?
Chú lính trẻ tưởng thật lén ra bên lồng ngỗng ngồi thụp xuống thò 2 ngón tay qua nan lồng gãi gãi đầu ngỗng và hỏi nhỏ:
- Ngỗng! Ngỗng! Thằng Tài và thằng Lộc đứa nào gian ngay nói cho ta biết đi ngỗng.
Chẳng thấy ngỗng trả lời, chú lính trẻ lại chọc vào đầu nó và hỏi lại như trên. Chẳng dè lần này chọc mạnh quá, ngỗng hoảng sợ chạy kêu “cà kíu, cà kíu” nghe điếc cả con ráy.
Có tiếng Bao Công quát vang như sấm từ trong công đường vọng ra:
- Đứa nào láo vậy?
Chú lính trẻ nhà ta hết hồn co giò lên cổ chạy mất hút vào sau dinh.
Một lát sau, trống hầu thong thả điểm một hồi. Cửa nha từ từ mở rộng. Bộ ba ông Bá, Trương Tài và Chiêu Lộc kéo nhau vào sân chờ trình diện Bao Công
Lính lệ vào bẩm, Bao Công truyền cho dẫn 3 người đến trước công đường.
Bao Công nhìn Trương Tài và biểu:
- Con ngỗng hôm qua đúng là của Chiêu Lộc.
Trương Tài cãi liền:
- Hôm qua, ai cũng biết là ngỗng của tôi, nay Thượng quan lại nói ngược, bảo là ngỗng của Chiêu Lộc, thiệt là ức cho tôi lắm. Xin quan xét lại.
Bao Công cả giận đứng phắt dậy chỉ mặt Trương Tài quát vang như sấm:
- Mi nuôi ngỗng ở thành thường cho nó ăn gì?
Trương Tài sợ lắm nhưng thu hết can đảm đáp:
- Cũng như những người khác ở thành, chủ tôi nuôi nó bằng lúa vì không sẵn cỏ vì vậy nó mới béo.
Bao Công lại quát hỏi:
- Phân nó màu gì?
Trương Tài bẩm:
- Dạ, màu vàng.
Bao Công lại hỏi:
- Mi từng ở ruộng tất biết ở miệt quê người ta thường nuôi ngỗng bằng gì? Có cho ăn lúa không?
Trương Tài thưa:
- Dạ, thường thả nó ngoài đồng thành bầy cho mò ốc, ăn cỏ, ăn rau chứ không cho ăn lúa.
Bao Công hỏi tiếp luôn:
- Phân nó ra sao? Màu gì?
Trương Tài dường như chợt hiểu dụng ý của Bao Công, lúng túng chưa trả lời thì Bao Công đã hỏi dồn:
- Phân nó màu gì? Sao hỏi không nói, bộ mày điếc hả.
Trương Tài đáp:
- Dạ phân mềm, màu xanh.
Bao Công không thèm ngó Trương Tài nữa, ông quay lại bảo viên cai già:
- Lôi cổ nó ra, nhấc lồng ngỗng lên cho nó coi con ngỗng hồi hôm bậy phân gì? Vàng hay xanh?
Hai người lính xáp vô lôi Trương Tài ra sân nhấc lồng lên cho coi đoạn lại dẫn trở vô.
Bao Công hỏi:
- Mi có nhìn đó là ngỗng nuôi ở đồng quê và của Chiêu Lộc mà mi ăn cắp không?
Trương Tài đáp:
- Dạ đúng là ngỗng nuôi ở quê nhưng không phải là của Chiêu Lộc! Bởi nếu là của Chiêu Lộc tại sao nó lại không nhập bầy bữa qua?
Bao Công trợn tròn mắt, lông mày dựng ngược lên và ông la:
- Mày xảo trá đem ngỗng nhúng nước cho ướt lông rồi lấy bùn trét lèm nhèm, chừng lúc thả trở lại, bầy ngỗng thấy lạ tất phải cắn rượt không cho nhập bầy. Mi tưởng ta không biết sao?
Trương Tài cứng họng, hết đường chối cãi.
Bao Công dạy lính vật Trương Tài ra đất, nện cho 20 côn rồi đuổi về.
Rồi ông truyền trả lại con ngỗng cho Chiêu Lộc sau khi khen nó tinh mắt có óc nhận xét và nhất là biết giữ của người ta đã tín nhiệm giao phó cho mình trông coi.
Ngày xưa, ở huyện Hiếu Cẩm, thuộc phủ An Đức bên tàu, có cậu Hứa Hiến Trung, bảnh trai rất thông minh con nhà khá giả, được cha mẹ cho trọ tại phố huyện để theo đuổi sự học hành.
Năm 18 cậu đã đậu Tú tài. Theo tục lệ thời đó, học trò đậu Tú tài được mặc áo dài xanh, và Tú Trung nhà ta cũng có cái vinh dự đó. nhà giàu, học giỏi, đẹp trai, ba yếu tố mà nhiều cô gái mơ tưởng nơi người bạn trăm năm tương lai, Tú Trung đều có cả.
Tuy được