Polly po-cket

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bao Công xử án-  Full

Bao Công xử án- Full

Tác giả: Nguyễn Văn Thủy

Ngày cập nhật: 22:48 17/12/2015

Lượt xem: 1341370

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1370 lượt.

thị không?

 

- Thưa Thượng quan chính là hắn.

 

Rồi bà Tư già thuật lại các điều tai nghe mắt thấy cho Bao Công nghe.

 

Tôn Khoan hết đường chối cãi đành thú nhận hết tội lỗi và quỳ lạy Bao Công xin khoan dung tha cho tội chết.

 

Bao Công cười nhạt đáp:

 

- Mi quỷ quyệt, dã man quá chừng. May mà tra ra được là mi nếu không thì đã có thêm một mạng nữa chết oan rồi còn chi. Đừng van nài nữa vô ích. Ta cũng nói cho mi biết là kẻ bị chém bữa nọ không phải là Hòa thượng đâu. Lính đâu đem tên tử tội này hạ ngục cho ta để sớm mai đem chém đầu nơi giữa chợ nghe.

 

Lính hầu dạ rồi xúm lại lôi tên chủ đò đi.

 

Bao Công đứng dậy uỷ lạo Hòa thượng rồi nắm tay tiễn ra khỏi công đường sau khi đã tặng ít lượng bạc làm tiền lộ phí. Còn bạc vàng và quần áo của Dương thị thời trao cho cha con họ Đổng đem về.

 




Xưa, tại một làng ở cận huyện lỵ Long Dương có La Tử Thừa tánh tình phiêu đãng, không muốn vất vả hai sương một nắng như người khác nên mới kiếm một nghề đặc biệt mà hắn bảo rằng: “đã không tốn hao sức lực lại có tiền tiêu xài”. Nghề của hắn: chứa cờ bạc lấy xâu mà hồi đó luật lệ chưa có cấm hẳn.

 

Rủi có ai than phiền đến tai quan thì bất quá chỉ bị rầy la bắt bỏ làm nghề khác thôi. Biết chắc như vậy, La Tử Thừa liền biến nhà y thành một nơi gá bạc gần như công khai để rước khách có máu đỏ đen.

 

Người tử tế ít ai lui tới chỉ thấy toàn một hạng đầu trộm duôi cướp, côn đồ, ác đảng ra vô tấp nập suốt ngày đêm vì tại đấy chúng vừa có dịp sát phạt nhau lại có thể nhỏ to bàn kế hoạch đánh cướp các nhà có máu mặt trong vùng mà không bị ai dòm ngó, nghi ngờ…

 

Trong đám bạn cũ của La Tử Thừa có người can rằng:

 

- Bác nên dẹp bỏ cái nghề thất đức ấy đi. Vả lại người tử tế như bác nay giao du với bọn bất lương ắt có ngày bị liên luỵ. Xin bác mau mau hồi tâm kẻo sau này ăn năn cũng muộn.

 

La Tử Thừa vênh mặt đáp:

 

- Nữa! Lại thêm một cha nội lên mặt thầy đời. Bác nói một mà chẳng biết hai. Sách có câu “tội hữu sở qui”, ai làm nấy chịu. Như tôi đoan chính giữ phần mình, còn bọn chúng làm điều bậy bạ ráng mà lãnh can dự gì đến tôi? Tôi cho thuê chỗ đánh bạc chớ có dùng nhà này làm sào huyệt cho bọn cướp đường, giựt chợ, trộm cắp đầu hôm, sớm mai đâu mà sợ cái chi?

 

Thấy đấu lý với La Tử Thừa không xong, người ta quay ra đánh đòn tình cảm những là nên để phước cho con cháu, và của phi nghĩa có giàu đâu vân vân và vân vân.

 

Mặc ai nói chi thì nói, Tử Thừa vẫn như nước đổ đầu vịt, ngày phất phơ thâu tiền xâu làm phương tiện sinh nhai.

 

Cùng làng Tử Thừa có Vệ Điển, một tay cự phú trong vùng, bạc vàng muôn lượng, thóc đầy mấy vựa, trâu ngựa cả đàn, gia nhân người làm đông vô số kể. Dinh cơ, Vệ Điển chiếm một vùng rộng lớn ở giữa cách đồng. Nhà ngói cây mít có rào tre bao bọc xung quanh cửa ngõ chắc chắn lại thêm có đàn chó dữ hơn chục con, tưởng ruồi bay qua cũng không lọt.

 

Một đêm nọ, không trăng không sao, gió bấc lạnh lùng thổi từng cơn, khi tiếng trống cầm canh trong thành buông ba tiếng rời rạc, báo hiệu đã đúng nửa đêm, thời có nhiều bóng đen lầm lũi băng đồng tiến đến bao vây nhà Vệ Điển…

 

Bố trí xong xuôi, những bóng đen mới bật đèn sáng rực và hô nhau phá cửa rầm rầm. Có cướp, bà con cô bác ơi! Chừng đó trong nhà mới choàng dậy kêu cứu inh ỏi nhưng vô ích, ai mà nghe thấy cũng vị tất đã dám ra tiếp ứng.

 

Điếm canh lại ở xa, làm sao đi gọi được? Thế mới biết cái lối ở rải rác nhà nọ cách nhà kia hàng cây số là hại: lỡ khi động dụng tắt lửa tối đèn, khó mà cứu trợ nhau đặng.

 

Lát sau, tấm cửa gỗ lim dày và chắc đổ sập, bọn cướp mặt bôi nhọ chảo đen thùi, ước đến hơn năm chục đứa, võ toàn bằng mã tấu, đoản đao, giáo dài, gươm ngắn tràn vào đầy nhà. Chúng bắt trói hết mọi người trong nhà, lục soát lấy hết bạc tiền rồi chuồn êm. Hồi lâu sau, người trong nhà tự cởi trói được mới đốt đèn, châm đuốc đi kiểm soát, chừng đó mới hay trọn một hơn mười con chó dữ bị cướp đánh bả chết sạch từ hồi nào. Hèn chi không ai nghe thấy tiếng chó sủa. Thiệt hại đồ nữ trang, tiền mặt, thoi bạc mà bọn cướp lấy được trị giá tới mấy trăm lượng. May người không ai việc gì.

 

Sớm hôm sau, tin nhà Vệ Điển bị cướp bay ra. Trong khoảng khắc, lớn bé già trẻ trong làng đều hay biết. Vệ Điển của khóc lóc om sòm, nguyền rủa bọn cướp chẳng tiếc lời. Mọi người xúm lại khuyên giải mãi, Vệ Điển mới nguôi nguôi.

 

Người ta kéo nhau đi xem nhà bị cướp dông như đi xem hội. Ai quen biết Vệ Điển thời vô thăm hỏi còn kẻ hiếu kỳ đứng tụ tập trước nhà chỉ trỏ, bàn tán lao xao.

 

Xảy có La Tử Thừa đi tới, dừng bước đưa hai tay lên giời mà than rằng:

 

Tài đa lụy thân. Cho hay lời cổ nhân nói chẳng sai chút nào. Tiếng đồn lắm của không cánh mà lại bay xa, tất nhiên khó tránh khỏi trộm cướp có ngày. Cứ như ta đây là kẻ bần hàn kiếm được đồng nào đủ xài đồng ấy,