
Tác giả: Michel BenoÎt
Ngày cập nhật: 22:49 17/12/2015
Lượt xem: 1342175
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2175 lượt.
mình để phục vụ cho khoản đầu tư kỳ diệu này. Các kệ sách chất đầy những cuốn sách hiếm, những xuất bản phẩm khó tìm được hoặc đã bán hết, viết bằng tất cả các ngôn ngữ cổ và hiện đại. Đương nhiên, việc mở học viện đặc biệt, vốn được Vatican theo dõi sát sao, chính là nguyên nhân của việc thành lập phương tiện nghiên cứu tuyệt vời này.
Tuy nhiên, có một điều hạn chế bất thường. Mỗi người trong số tám tu sĩ giảng dạy ở học viện chỉ có một chìa khóa duy nhất, chìa khóa của thư viện tương ứng với bộ môn người đó phụ trách. Chịu trách nhiệm về kinh Tân ước, cha Nil đã nhận được chìa khóa thư viện cánh giữa, trước cửa có gắn một tấm biển gỗ khắc chữ: Khoa học về Kinh Thánh. Các thư viện cánh Bắc, Khoa học lịch sử, và ở cánh Nam, Khoa học Thần học, vẫn khăng khăng đóng kín đối với ông.
Chỉ có cha Andrei và cha Tu viện trưởng có chìa khóa của cả ba thư viện, treo thành một chùm đặc biệt mà họ không bao giờ rời xa.
Ngay từ khi bắt đầu nghiên cứu, cha Nil đã đề nghị bạn mình cho phép được vào thư viện lịch sử.
- Ở cánh giữa, tôi không tìm thấy một số tác phẩm mà tôi cần để tiến xa hơn. Cha đã có lần nói với tôi rằng chúng được xếp ở cánh Bắc. Tại sao tôi không thể vào đó được? Thật là buồn cười!
Lần đầu tiên, cha Nil thấy khuôn mặt của bạn mình trở nên kín bưng. Cuối cùng, với vẻ vô cùng ngại ngần, nước mắt lưng tròng, cha Andrei cũng nói với ông:
- Cha Nil… Nếu tôi có nói với cha điều đó, thì tôi đã sai, cha hãy quên đi. Tôi xin cha, đừng bao giờ hỏi tôi chìa khóa của một trong hai thư viện mà cha không được phép tiếp cận. Bạn của tôi, hãy hiểu cho tôi, tôi không làm điều tôi muốn được. Đó là mệnh lệnh chính thức của đức Cha tu viện trưởng, và những mệnh lệnh này được đưa ra… từ cấp cao hơn. Không ai có thể cùng lúc vào cả ba thư viện. Chuyện này đã khiến tôi không thể ngủ được, không phải chuyện buồn cười, mà là bi kịch. Tôi có thể vào cả ba thư viện, và tôi thường dùng thời gian rảnh rỗi để lục lọi rồi đọc. Vì sự yên bình của tâm hồn cha, nhân danh tình bạn của chúng ta, tôi xin cha hãy bằng lòng với những gì cha tìm thấy trong thư viện cánh giữa.
Rồi ông chìm vào im lặng nặng nề, điều không thường thấy ở ông mỗi khi ông còn một mình với cha Nil.
Mất phương hướng, giảng viên phụ trách việc chú giải Kinh Thánh đành thỏa mãn với những kho báu mà chiếc chìa khóa duy nhất của ông mở ra.
- Lời kể cho thấy tác giả chính của kinh Phúc âm theo Thánh Jean biết rõ Jerusalem, và có nhiều mối quan hệ tại đây. Đó là một người vùng Judee khá giả, có học thức, trong khi đó tông đồ Jean sống ở Galilee, là người nghèo và mù chữ… làm sao mà ông có thể là tác giả của văn bản mang tên ông?
Trước mặt ông, những gương mặt dần sa sầm lại theo những điều ông nói. Một số người lắc đầu với vẻ phản đối – nhưng không ai phát biểu. Sự im lặng này của cử tọa khiến cha Nil lo lắng hơn bất kỳ điều gì. Các sinh viên của ông xuất thân từ những gia đình có truyền thống nhất nước. Được lựa chọn kỹ lưỡng để trở thành mũi giáo của Giáo hội bảo thủ trong tương lai. Tại sao người ta lại chọn ông vào chức vụ này? Ông đã sung sướng biết bao khi được lặng lẽ làm việc, cho riêng mình!
Cha Nil biết rằng ông không thể truyền đạt cho họ tất cả các kết luận của ông. Ông chưa bao giờ mường tượng rằng việc chú giải Kinh thánh lại có ngày trở thành một nhiệm vụ khó khăn và nguy hiểm. Khi còn là sinh viên ở Roma, bên cạnh một anh chàng Rembert Leeland nồng nhiệt và thân ái, mọi chuyện thật dễ dàng biết bao…
Tiếng chuông đầu tiên của lễ mixa chậm rãi vang lên.
- Cám ơn các bạn. Hẹn gặp lại tuần sau.
Các sinh viên đứng dậy và thu xếp sách vở. Ở cuối phòng, một sinh viên mặc áo thầy dòng, đầu cạo nhẵn, nán lại một lát để viết mấy dòng lên một mảnh giấy vuông - thứ được các thầy tu dùng để trao đổi với nhau mà không phá vỡ sự im lặng.
Trong khi anh ta vừa gập vuông giấy làm đôi vừa mím môi, cha Nil kín đáo nhận thấy móng tay anh ta bị gặm nham nhở. Cuối cùng anh ta cũng đứng lên, và đi qua thầy giáo của mình mà không hề đưa mắt nhìn ông.
Trong khi cha Nil đang mặc áo lễ trong kho đồ thờ thơm mùi sáp mới, một bóng áo thầy tu lẻn vào căn phòng chung và tiến lại gần những ngăn tủ dành cho các cha. Sau khi liếc nhìn quanh, chắc chắn rằng không có ai trong phòng, một bàn tay có những chiếc móng bị gặm nham nhở luồn một vuông giấy gấp đôi vào ngăn tủ của đức Cha tu viện trưởng.
12.
Nếu không có những chiếc đèn vách theo kiểu Venise tỏa ra một thứ ánh sáng ấm dịu, hẳn là căn phòng sẽ có vẻ bi thảm. Suốt dọc phòng không có cửa sổ nào, chỉ có một cái bàn gỗ đánh xi, phía sau bàn là mười ba chiếc ghế xếp thẳng hàng, dựa lưng vào tường. Ở chính giữa là một chiếc ngai theo phong cách Napoli – Anjou phủ nhung màu tía. Mỗi bên chiếc ngai là sáu chiếc ghế phô tơi đơn giản, có tay vịn mang hình đầu sư tử.
Cửa ra vào được làm bằng sắt dày, bên ngoài bọc gỗ quý.
Đối diện chiếc bàn, cách khoảng năm mét, là một mảng tường hoàn toàn trống trơn. Hoàn toàn? Không. Một mảng gỗ tối màu được gắn vào