Old school Easter eggs.

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Đạo Mộ Bút Ký

Đạo Mộ Bút Ký

Tác giả: Nam Phái Tam Thúc

Ngày cập nhật: 22:40 17/12/2015

Lượt xem: 1341963

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1963 lượt.

g cũng miễn cưỡng cảm thấy mình đang bơi về phía trước.


Lòng vòng khoảng mười mấy phút, tôi bỗng có cảm giác rơi tự do, sau đó thân thể rơi vào trong nước, vội vùng vẫy ngoi lên. Lúc này mới phát hiện mình đã bị dòng nước đẩy đến chỗ con sông ngầm ban đầu. Dòng nước ở đây chảy xiết hơn rất nhiều so với lúc đầu chúng tôi nhìn thấy, hẳn là giống như trợ lý Lương từng nói, bên ngoài đã có một trận mưa lớn.


Tuy dòng nước chỗ này chảy rất xiết nhưng không có nhiều xoáy nước như trong khe đá ban nãy, hơn nữa nhiệt độ nước cũng khá ấm, tôi gắng gượng cũng có thể điều khiển được tay chân mình, trong bụng bắt đầu nhẩm tính đến tình huống tiếp theo.


Mạch nước ngầm này chảy từ trên cao xuống, không biết chảy đến tận đâu, nếu dẫn sâu xuống mấy chục mét thì tôi cũng hết ý kiến. Nhưng dựa theo phương hướng ban đầu, nếu không có nhiều thay đổi, tôi đoán là mình sẽ bị đẩy đến nhánh sông chúng tôi đã vượt qua khi mới đến đây .


Tất nhiên điều kiện tiên quyết là đường đi phải thẳng tắp suôn sẻ. Tôi căng thẳng nhìn về phía trước, chỉ e sẽ xuất hiện một nhánh rẽ nào đó. Bất chợt, tôi thấy trên vách đá của con sông ngầm thấp thoáng có hình khắc gì đó.


Nhìn tình trạng bào mòn của vách đá, có thể thấy con sông ngầm ở đây có tuổi đời tương đương với ngọn núi này, những hình vẽ trên đó chắc hẳn đã được khắc lên từ rất lâu rồi. Tôi tranh thủ ôm lấy một nhũ đá mọc xuống từ trên đỉnh để dừng lại. Vừa dùng đèn pin rọi lên, tôi lập tức sợ đến ngây người.


Tất cả hình khắc trên vách đá hai bên sông ngầm đều giống hệt những thứ chúng tôi đã nhìn thấy trong quan tài trên ngọn cây thanh đồng. Những hình khắc nối tiếp tạo thành một bức tranh dài, có vài chỗ đã phai mờ nhưng phần lớn vẫn còn nguyên vẹn, đường nét điêu khắc tinh xảo, hoa văn thanh thoát, mỗi bức mỗi vẻ đều sống động như thật.


Tôi thoáng nhìn qua, chỉ biết rằng những hình khắc này miêu tả quá trình tế lễ cây thanh đồng của dân tộc thiểu số thời cổ đại, cảnh tượng trong đó vô cùng sinh động. Có một tấm phù điêu khắc họa hình ảnh cái cây thanh đồng khổng lồ kia treo đầy thi thể nô lệ, máu của họ xuôi theo nhưng đường rãnh trên thân cây rồi hợp thành dòng mà chảy xuống dưới. Có một tấm lại là hình ảnh người ta ném xác nô lệ vào trong cây thanh đồng.


Phần lớn phù điêu ngập trong nước, phần chân hầu như đã bị nước xói mòn, xem ra lúc chạm khắc những bức vẽ này nơi đây không hề ngập nước.


Theo như những hình khắc nơi đây, lễ tế cây thanh đồng có quy mô rất lớn. Tôi ngắm nghía hết một lượt, càng xem càng cảm thấy kỳ lạ, có vài cảnh được miêu tả trên phù điêu lại không hề giống cảnh cúng tế khiến tôi không tài nào hiểu nổi.


Trong đó có một bức phù điêu mô tả cảnh người xưa đem rót một ít chất lỏng gì đó vào thân cây thanh đồng. Trong những bức tiếp theo, có một thứ nhìn giống hệt như con “Nến Cửu Âm” vừa nãy trườn ra từ trong cây thanh đồng, sau đó, rất nhiều người ăn mặc như những chiến binh mang cung tên giáo mác bao vây xung quanh nó, rõ ràng đây là một cuộc đi săn.


Dựa theo những gì tôi biết thì cây thanh đồng này hẳn là một loại biểu tượng thần quyền đặc biệt vào thời cổ xưa, còn “Nến Cửu Âm” trong cây thanh đồng kia được coi là một loại Rồng vào thời xưa. Trong một vài bản ghi chép, “Nến Cửu Âm” thậm chí còn được sáng ngang với Bàn Cổ , nên được người ta xem như thần thú mà cúng bái, nhưng nếu là thế tại sao những người ở đây lại săn nó chứ?


Tôi lại tiếp tục quan sát, hy vọng có thể tìm ra câu trả lời. Tiếp đó là một vài bức hình mô tả những nghi thức, tôi thấy tất cả những người cổ đại ấy đều mang mặt nạ, khuôn mặt đờ đẫn, nhưng giữa mỗi một tấm phù điêu luôn có một người được điêu khắc cực kỳ vạm vỡ. Nhìn dáng vẻ và phục sức của người này, tôi có thể khẳng định anh ta chính là thủ lĩnh của bọn họ, hơn nữa người này còn là nguyên bản của pho tượng mà tôi đã nhìn thấy ở vách núi giữa Giáp Tử Câu.


Phần đầu của pho tượng đã bị phá vỡ, lúc ấy tôi cảm thấy có gì đó không hợp lý, nhưng đi một mạch đến tận đây vẫn không thấy phần đầu của người này đâu cả, bây giờ đã có thể quan sát kỹ lưỡng.


Tôi ôm chặt phần chóp nhũ đá, tiến gần đến phần nham thạch phía trên, phủi sạch những vết bẩn trên đó rồi quan sát.


Hình ảnh người thủ lĩnh trong bức phù điêu gần như lớn gấp đôi những người khác, giống như một người khổng lồ. Nếu suy nghĩ vừa rồi của tôi là đúng, những hình khắc ở đây đều dựa theo tỉ lệ thực thì vị thủ lĩnh kia có lẽ thực sự rất cao lớn.


Nhưng thật kì lạ, trong toàn bộ những tấm phù điêu này, trên cổ người thủ lĩnh đều mọc một cái đầu rắn, trông không giống như mang mặt nạ hay gì đó tương tự.


Mặc dù tôi có kiến thức căn bản về khảo cổ, nhưng để đánh giá vấn đề này cần có kinh nghiệm và hiểu biết sâu rộng. Mà tôi thì chẳng có manh mối gì cả, chỉ biết là xét theo ý nghĩa của bề mặt những tấm phù điêu này, tôi cảm thấy