XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Hồ sơ Một tử tù - Full

Hồ sơ Một tử tù - Full

Tác giả: Nguyễn Đình Tú

Ngày cập nhật: 22:47 17/12/2015

Lượt xem: 1341262

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1262 lượt.

họ hắn ở trên thị xã về chơi. Ngồi nói chuyện với mẹ hắn, bà cô bảo: "Chị dừng tay nói chuyện với em có được không. Em nghe tiếng ghè đá cứ thấy gai gai người thế nào ấy. Nhoi nhói ở hai bên thái dương. Trẻ em mà nghe tiếng đập đá thế này lớn lên có hại lắm đấy chị ạ". Mẹ hắn bảo: "Thế mà trẻ con ở làng cứ lớn nồng nỗng, thằng nào cũng to, cũng khỏe. Quen hết cô ạ. Bốn, năm tuổi chúng nó cũng ngồi ghè được rồi. Không thì lấy gì mà ăn?". Bà cô hắn không nói gì nữa, đưa hai tay xoa xoa thái dương rồi đứng dậy xin phép về sớm. Hắn không hiểu những điều cô hắn nói, vì quả thực hắn không thấy giữa thứ âm thanh chát chúa kia với sự trưởng thành của một đứa trẻ thì có quan hệ gì với nhau? Với anh em hắn sự trưởng thành về cơ bắp và trí tuệ luôn đồng hành cùng thứ âm thanh ấy. Anh trai hắn là học sinh giỏi của trường huyện. Từ nhà hắn lên trường huyện những tám cây số. Anh Dương hắn cứ cuốc bộ đi học đều. Về đến nhà, vứt cái cặp da rách đáy xuống giường là lại vác choòng lên núi đánh đá hoặc xỏ găng tay ngồi ghè đá cùng với mẹ. Hắn cũng chả biết anh Dương học vào những lúc nào mà cứ năm hai lần có thầy giáo đến chở đi thi học sinh giỏi ở trên tỉnh. Có lần thầy giáo phải ngồi chờ vì anh Dương mải vần tảng đá to nửa khối ở trên núi Ngựa, cứ nấn ná không chịu về. Đó là lần anh Dương thi học sinh giỏi toán lớp 9. Hôm ấy anh Dương hắn thay quần áo xong, tu ực một hơi nước mưa rồi bơm mực vào bút, quay ra bảo thầy: "Đi!". Mẹ hắn bảo: "Cơm chỉ có canh thôi, lùa tạm một bát rồi hẵng đi". Anh Dương bảo:- Để con thi xong rồi về ăn cũng được.Thầy giáo anh Dương thấy thế, cám cảnh:- Bác để em đưa cháu ra tỉnh bồi dưỡng cho cháu bát phở rồi vào thi. Bây giờ mà ăn ở nhà xong mới đi thì muộn mất.Vậy mà anh hắn vẫn được giải nhất học sinh giỏi toán của tỉnh năm ấy. Bản thân hắn cũng học ít làm nhiều. Hắn chẳng bao giờ phải hỏi bài anh Dương cả mặc dù trong thâm tâm hắn rất kính nể. Năm hắn học lớp bảy, cô giáo chủ nhiệm có lần ghé qua nhà hắn chơi. Mẹ hắn hỏi:- Tháng vừa rồi cô được mấy khối?Cô giáo hắn bảo:- Nhà có một mẹ một con, em định sống tằn tiện cũng được, chả dám nhận đá. Nhưng học sinh nó bảo mỗi tuần chúng em đến nhà cô học thêm hai buổi, học nửa tiếng thôi còn chúng em ghè đá cho cô. Thế mà tháng rồi em cũng được gần hai khối đấy chị ạ.Mẹ hắn bảo:- ừ, để chúng nó giúp một tay chứ không thì hai mẹ con lấy gì mà sống. Hôm nào tôi bảo thằng Đàn khuân cho cô ít đá hộc.Cô giáo hắn quay ra nói nhỏ như tâm sự với mẹ hắn:- Em dạy cả hai thằng con chị, em biết, thằng Dương giỏi thì giỏi thật nhưng nhanh hẩu đoảng, thằng Đàn học chắc hơn chị ạ. Mà thằng Dương chỉ giỏi toán thôi, thằng Đàn bước sang năm nay lại nổi bật về môn văn. Cô Hường dạy văn khen nó lắm. Chị đẻ được hai thằng con trai như thế cũng mát ruột. Con Dung nhà em ấy à, èo uột lắm. Mà cái chứng ở đâu cứ ngồi vào bàn học là lại kêu đau đầu. Em mới bảo: Cho mày đi ghè đá thì hết đau đầu! Nó bảo: Con mà ngồi đập đá thì chỉ ba ngày là lên cơn thần kinh. Khổ thế chứ! Xách dép cho hai thằng con nhà chị không xong.Đúng là càng lớn hắn càng học giỏi văn. Đọc gì nhớ lấy. Cô Hường đưa cho mượn tập thơ Tố Hữu hôm trước, hôm sau hắn đọc cứ vanh vách. Hắn mê thơ Tố Hữu, đi đánh đá cũng đọc, ngồi đập đá cũng ngâm, ngủ mê cũng toàn nói thơ. Buổi tối hắn thường ra đò ông Thảnh nằm đọc sách nhờ. Nghề làm đá cứ tối xuống là chấm dứt. Đèn dầu tù mù, tham quá cứ ngồi mà ghè có khi nện vào ngón tay cũng nên. Với lại cả ngày đôm đốp, chan chát rồi. Khi ông mặt trời lặn cũng là lúc xương cốt nhão ra, gân bắp tê cứng, phải ngả lưng cho cái cơ thể nó được nghỉ ngơi. Thường thì khi ấy anh Dương ngồi học, còn hắn chạy đi chơi. Vào cuối cấp ba anh Dương bắt đầu học hành một cách nghiêm chỉnh. Anh Dương bảo: "Phải học thôi, thi đại học không xem thường được". Nhà có mỗi ngọn đèn, anh Dương ngồi học rồi thì hắn chạy đi chơi. Hắn thường mang sách của cô Hường cho mượn xuống đò ông Thảnh đọc nhờ. Đò ông Thảnh lúc nào cũng có một ngọn đèn để trong khoang lái. Đò dọc nên tối đến thường ít khách. Ông Thảnh ra đò sau nên không dám chở đò ngang. Dân xã bên người ta đã làm nghề ấy từ mấy đời nay rồi. Thực ra ông Thảnh ra đò cũng còn vì nhiều lý do khác nữa. Hồi ấy hắn còn bé nên chưa hiểu hết được những uẩn khúc của đời ông. Ông Thảnh ở có một mình thôi. Nhà ông có vườn chuối rất rộng. Sau này hắn mới biết vườn chuối ấy đã từng nuôi sống ông trong những năm khốn khó nhất. Ông có nguồn tiêu thụ lá chuối rất bí ẩn ở trên tỉnh. Cái thời mọi thứ đều mậu dịch hoá, những xếp lá chuối của ông biết đi đúng hướng, biết trôi đúng cửa nên nó cũng giúp ông có được cái ăn qua ngày. Vợ và con ông hình như vào Nam từ cái thời đất nước cắt chia. Sống trên cạn ông bị o ép nhiều nên ông xuống sông trải mình với sóng nước. Sau ngày đất nước thống nhất con cháu ông có ra Bắc tìm lại ông. Nhưng đấy là chuyện sau này. Còn ông Thảnh của thời hắn tìm đến đọc thơ nhờ bằng ánh sáng hắt xuống từ bóng đèn làm bằng thân chai sáu nhăm cô đơn và khó hiểu lắm. Ông Thảnh quí hắn, thương hắn, có thể còn hơn thế nữa, tìm thấy sự an ủi