Duck hunt

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

Lời thú tội của một sát thủ kinh tế

Tác giả: John Perkins

Ngày cập nhật: 22:50 17/12/2015

Lượt xem: 1341337

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1337 lượt.

những lý do để họ chọn cụm từ này. “Ai có thể ngờ đó thật chứ?”, cô ta nói.
Tôi phải thú nhận rằng mình chẳng hiểu tí gì về vai trò của một sát thủ kinh tế.
“Anh không phải là người duy nhất không biết điều này”, cô cười lớn. “Sát thủ kinh tế là những con át chủ bài trong một ván bài bẩn thỉu. Không ai được biết về công việc của anh - thậm chí cả vợ anh”. Cô ta nghiêm giọng. “Tôi sẽ rất thành thật với anh, trong những tuần tới, tôi sẽ dạy anh tất cả những gì tôi biết. Sau đó anh phải lựa chọn. Quyết định của anh là cuối cùng. Một khi đã dấn thân vào, anh sẽ không có có đường lùi.” Kể từ đó, hiếm khi cô ta sử dụng tên đầy đủ; chúng tôi chỉ đơn giản là những EHM.
Giờ thì tôi đã biết những gì mà khi đó tôi chưa biết. Thực sự là Claudine đã lợi dụng được tất cả những điểm yếu trong tính cách của tôi mà tập hồ sơ ở NSA đã phơi bày. Tôi không biết ai đã cung cấp cho Claudine các thông tin đó - Einar, NSA, phòng nhân sự của MAIN, hay một ai khác, chỉ biết rằng cô ta đã sử dụng chúng hết sức tài tình. Cô ta dùng cả sức hấp dẫn ngoại hình của mình, và cả lời nói để điều khiển tôi, mặc dù vậy, tất cả vẫn đúng mực, vẫn trong khuôn phép của những cách thức thông thường mà tôi đã thấy người ta áp dụng trong những phi vụ làm ăn tuy béo bở nhưng đầy mạo hiểm. Ngay từ đầu, Claudine biết rằng tôi không đời nào mạo hiểm cuộc hôn nhân của mình để tiết lộ ra những hoạt động của chúng tôi. Cô ta thẳng thắn đến tàn nhẫn khi nói về sự đen tối của những gì mà tôi sẽ phải làm.
Đến giờ tôi vẫn không biết ai trả lương cho Claudine, tuy vậy chẳng có lý do gì mà không tin rằng đó là MAIN, như chính danh thiếp của cô ta cũng cho thấy. Nhưng khi đó, tôi quá ngây thơ, quá choáng váng và khiếp sợ nên không thể hỏi những câu hỏi mà giờ đây đã trở nên quá rõ ràng.
Claudine nói rằng công việc của tôi nhằm hai mục tiêu chính. Trước tiên, tôi phải hợp lý hóa những khoản vay quốc tế khổng lồ mà sau này sẽ đổ trở lại MAIN và các công ty Mỹ khác (như Bechtel, Halliburton, Stone & Webster, và Brown & Root) qua các dự án xây dựng và công trình quy mô lớn. Sau đó, tôi sẽ làm cho những nước nhận các khoản vay này vỡ nợ (tất nhiên là sau khi họ đã trả tiền cho MAIN và các nhà thầu Mỹ khác) để vì thế mà các nước này sẽ mãi mãi phải chịu ơn chủ nợ. Nhờ vậy, mỗi khi chúng ta cần gì họ sẽ sẵn sàng đáp ứng, kể từ việc đặt các căn cứ quân sự, hay bỏ phiểu ở Liên Hợp Quốc, cho đến khả năng tiếp cận dầu và các nguồn tài nguyên thiên nhiên khác.
Claudine nói, công việc của tôi là dự báo tác động của việc đầu tư cho một nước hàng tỷ đô la. Cụ thể là tôi sẽ phải đưa ra những nghiên cứu về dự báo tăng trưởng kinh tế cho 20 đến 25 năm sau, và đánh giá tác động của hàng lọat các dự án. Ví dụ, nếu người ta quyết định cho một nước vay 1 tỷ USD để thuyết phục nước này không liên kết với Liên Xô, tôi sẽ phải so sánh giữa lợi ích của việc đầu từ cho một mạng lưới đường sắt quốc gia mới hoặc một hệ thống viễn thông. Hoặc người ta có thể bảo tôi rằng nước đó đang có cơ hội được tiếp nhận một hệ thống điện hiện đại. Và rằng nhiệm vụ của tôi là phải chứng minh được, một hệ thống như vậy sẽ mang lại mức tăng trưởng kinh tế đủ mạnh, tương xứng với khoản vay đó. Trong mọi trường hợp, yếu tố mang tính quyết định là tổng sản phẩm quốc dân GNP. Dự án thắng cuộc là dự án mang lại tốc độ tăng trưởng GNP trung bình hàng năm cao nhất. Nếu chỉ có một dự án cần được xem xét, tôi sẽ phải chứng minh rằng dự án đó sẽ mang lại những lợi ích tốt nhất cho GNP.
Điều không bao giờ được nói ra trong những dự án kiểu này là chúng được dựng lên nhằm mang lại những khoản lợi nhuận béo bở cho các nhà thầu và chỉ làm lợi cho một số ít những người giàu có và có thế lực ở nước nhận dự án mà thôi, còn thì vẫn phải bảo đảm rằng, các nước này về lâu dài phải chịu phụ thuộc về tài chính và từ đó buộc phải trung thành với nước Mỹ. Khoản vay càng lớn càng tốt. Người ta đã không tính đến cái khả năng gánh nặng nợ đặt lên vai một nước sẽ cướp đi của những người dân khốn cùng ở nước đó sức khỏe, giáo dục và các dịch vụ xã hội khác trong nhiều thập niên tiếp theo.
Claudine và tôi đã tranh luận hết sức cởi mở về bản chất dối lừa của GNP. Ví dụ GNP có thể tăng ngay cả khi sự tăng trưởng đó có thể chỉ mang lại lợi ích cho một người, ví dụ như chủ một công ty dịch vụ công, trong khi phần đông dân chúng phải oàn vai gánh nợ. Người giàu càng giàu hơn, người nghèo ngày càng nghèo đi. Mặc dù vậy, theo những con số thống kê, điều này vẫn được nhìn nhận là tiến bộ kinh tế.

Như phần lớn các công dân Mỹ, hầu hết những người làm cho MAIN tin rằng chúng ta đang ban phát đặc ân cho các nước khác khi xây dựng các nhà máy điện, đường cao ốc, và cảng biển. Trường học và báo chí dạy chúng ta rằng, tất cả những việc làm của chúng ta xuất phát từ lòng bác ái. Trong nhiều năm trời, tôi được nghe đi nghe lại những câu nói như “Nếu họ đốt cờ Mỹ và biểu tình chống sứ quán của chúng ta thì tại sao chúng ta không bỏ đi khỏi cái đ