
Pierrot, ngươi là ai? (Lời nguyền Pierrot)
Tác giả: John Perkins
Ngày cập nhật: 22:50 17/12/2015
Lượt xem: 1341435
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1435 lượt.
n loại cũng đều bị hủy hoại vì sự lan tràn của tình trạng tự sát, tệ lạm dụng ma túy và bạo lực.
Tôi nghĩ rất nhiều về những câu hỏi này, nhưng tôi tránh nghĩ về vai trò của mình trong tất cả những vụ việc này. Tôi cố nghĩ rằng bản thân mình không phải là một EHM mà là một Kinh tế trưởng. Điều đó nghe có vẻ hợp pháp, và nếu tôi cần bất cứ sự xác nhận nào, tôi có thể nhìn vào cuốn biên lai tiền lương của tôi: tất cả đều từ MAIN, một công ty tư nhân. Tôi không kiếm được dù chỉ một xu từ phía NSA hay bất kỳ một cơ quan chính phủ nào. Tôi gần như chắc chắn. Gần như vậy.
Vào một buổi chiều, Bruno gọi tôi vào phòng làm việc của ông ta. Ông ta vòng ra sau ghế ngồi và đặt tay lên vai tôi: “Anh đã hoàn thành công việc xuất sắc. Để chứng tỏ chúng tôi đánh giá điều đó cao thế nào, chúng tôi sẽ cho anh một cơ hội ngàn năm có một, một lời đề nghị mà rất ít người, kể cả khi đã gấp đôi tuổi anh có được”.
Chương 10
Vị tổng thống, người anh hùng của Panama
Tôi đáp xuống sân bay quốc tế Tocumen của Panama vào một đêm tháng tư năm 1972 trong một cơn mưa nhiệt đới lớn. Như thường lệ, tôi đi chung taxi với một số quan chức khác và vì biết tiếng Tây Ban Nha, tôi được xếp ngồi ở ghế trước bên cạnh lái xe. Tôi thẫn thờ nhìn cảnh vật bên ngoài qua kính ô tô. Dưới mưa, ánh đèn pha ô tô chiếu vào một tấm áp phích có hình một người đàn ông điển trai với cặp lông mày rậm và đôi mắt sáng long lanh. Một bên chiếc mũ rộng vành của ông được uốn cong lên một cách ngang tàng. Tôi nhận ra người anh hùng Panama, Omar Torrijos.
Như thường lệ, để chuẩn bị cho chuyến đi, tôi đến Thư viện Công cộng Boston để đọc những cuốn sách viết về đất nước này. Tôi biết rằng một trong những lý do khiến Torrijos được lòng dân là vì ông rất cứng rắn, cả trong việc bảo vệ quyền tự trị của Panama cũng như tuyên bố chủ quyền đối với kênh đào Panama. Dưới dự lãnh đạo của mình, ông quyết tâm đưa đất nước tránh khỏi những cạm bẫy nguy hiểm đã làm nên một lịch sử đáng khinh của đất nước này.
Panama đã từng là một phần của Colombia khi kỹ sư người Pháp Ferdinand de Lesseps, người chỉ đạo xây dựng kênh đào Suez, quyết định xây một con kênh qua dải đất vùng Trung Mỹ để nối Đại Tây Dương với Thái Bình Dương. Từ năm 1881, Pháp đã huy động một nguồn lực khổng lồ để tiến hành công việc trên nhưng đã gặp phải hết thất bại này đến thất bại khác. Cuối cùng, vào năm 1889 dự án đã thất bại do thiếu nguồn tài chính nhưng nó đã khởi nguồn cho một giấc mơ của Tổng thống Mỹ- Theodore Roosevelt. Trong suốt những năm đầu của thế kỷ XX, Mỹ yêu cầu Colombia ký một hiệp ước chuyển dải đất này cho một tập đoàn Bắc Mỹ nhưng Colombia đã từ chối.
Năm 1903, Tổng thống Roosevelt hạ lệnh cho tàu chiến Nashville của Mỹ tới đây. Lính Mỹ đã đổ bộ xuống, chiếm giữ và giết một thủ lĩnh quân du kích địa phương nổi tiếng, rồi tuyên bố Panama là một quốc gia tự độc lập. Một chính phủ bù nhìn được dựng lên và Hiệp ước Kênh đào đầu tiên được ký kết; nó đã thiết lập nên một vùng đất Mỹ ở cả 2 bên con đường thủy tương lai này, hợp pháp hóa sự can thiệp quân sự của Mỹ và trao quyền kiểm sóat quốc gia “độc lập” mới được thành lập này cho Mỹ.
Điều thú vị là Hiệp ước này lại được Ngoại trưởng Mỹ Hay và một kỹ sư người Pháp là Philippe Bunau-Varilla, người trước đây là một thành viên của dự án bắt đầu, chứ chẳng do một người Panama nào ký. Thực chất, một thỏa thuận giữa một người Mỹ và một người Pháp đã buộc Panama phải rời bỏ Colombia để phục vụ quyền lợi của Mỹ. Nhìn lại, đây quả là một sự khởi đầu mang tính báo trước.(1)
Trong hơn nửa thế kỷ, Panama chịu sự cai trị của một chế độ đầu sỏ chính trị gồm những gia đình giàu có, có quan hệ chặt chẽ với Washington. Đó là những kẻ độc tài cánh hữu, luôn sẵn sàng thực hiện bất cứ biện pháp nào mà chúng cho là cần thiết để đảm bảo quyền lợi của Mỹ. Giống như hầu hết những tên độc tài Mỹ Latinh là đồng minh của Mỹ, đối với những kẻ cầm quyền Panama, lợi ích của Mỹ cũng đồng nghĩa với việc đàn áp bất cứ phong trào dân túy nào thoáng có hơi hướng xã hội chủ nghĩa. Những kẻ này cũng ủng hộ CIA và NSA trong các hoạt động chống phá chủ nghĩa cộng sản ở nửa bán cầu này và giúp các công ty lớn của Mỹ như Công ty Standard Oil của Rockerfeller và Công ty United Fruit (được George H.W.Bush mua). Các chính quyền này hoàn toàn không nhận thấy rằng lợi ích của Mỹ được thúc đẩy nhờ việc củng cố cuộc sống đói nghèo của những người dân buộc phải làm việc như nô lệ trong các đồn điền và cho các tập đoàn lớn.
Những kẻ cầm quyền tất nhiên được bù đắp hậu hĩnh cho sự phụng sự của họ; lực lượng quân đội Mỹ đã đại diện cho những kẻ cầm quyền Panama để can thiệp hàng chục lần trong cả giai đoạn từ khi Panama tuyên bố độc lập đến năm 1968. Tuy nhiên, trong năm đó- khi tôi vẫn còn là tình nguyện viên của Quân đoàn Hòa bình ở Êcuađo, lịch sử Panama đã rẽ sang một hướng khác. Một cuộc nổi dậy lật đổ Arnulfo Arias, tên độc tài cuối cùng trong đội ngũ độc tài ở Panama và Omar Torrijos trở thành người lãnh đạo đất nước, mặc