
Chuyện xảy ra trên con tàu tốc hành Phương Đông - Phần 01: Những dữ kiện
Tác giả: John Perkins
Ngày cập nhật: 22:50 17/12/2015
Lượt xem: 1341424
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1424 lượt.
g tị nạn chính trị ở Panama dù bản thân ông không ưa gì quan điểm chính trị của Quốc vương. Nơi trú ẩn cuối cùng của Quốc vương lại chính là nơi mà gần đây diễn ra các cuộc đàm phán về Hiệp ước Kênh đào Panama mới.
Các giáo sỹ yêu cầu trao đổi Quốc vương với các con tin trong Đại sứ quán Mỹ tại Têhêran. Những người trước đây phản đối việc ký kết Hiệp ước nói trên đã buộc tội Tướng Torrijos là tham nhũng và câu kết với Quốc vương, đe dọa tính mạng các công dân Mỹ. Họ đòi phải giao nộp Quốc vương cho Ayatollah Khomeini. Điều nực cười là, chỉ vài tuần trước đó, nhiều người trong số họ còn là những kẻ ủng hộ Quốc vương trung thành nhất. Vua của các vị Vua lừng lẫy một thời, cuối cùng được đưa trở về Ai Cập và sau đó mất tại đây vì bị ung thư.
Tiên đoán của tiến sỹ đã thành sự thật. MAIN mất hàng triệu đô la tại Iran, và nhiều địch thủ khác của chúng tôi cũng vậy. Carter thất bại trong cuộc tái tranh cử. Chính quyền Reagan - Bush lên nắm quyền với lời hứa sẽ tìm cách trả tự do cho các con tin, hạ bệ nắm quyền với lời hứa sẽ tìm cách trả tự do cho các con tin, hạ bệ các giáo sỹ, trả lại nền dân chủ cho Iran và giải quyết tình hình kênh đào Panama.
Đối với tôi, đó là một bài học không thể chối cãi. Iran là một minh chứng rõ ràng rằng, Mỹ luôn cố phủ nhận sự thật về vai trò của chúng tôi trên thế giới. Không thể hiểu nổi tại sao chúng tôi lại có thể bị thông tin sai lạc đến thế về Quốc vương và về làn sóng căm phẫn đang dâng lên chống lại ông ta. Ngay cả nhân viên của những công ty như MAIN, vốn đặt cả trụ sở hoạt động ở đất nước này cũng không được biết về điều đó. Chắc chắn là NSA và CIA đã nhìn thấy cái điều mà Torrijos biết rất rõ, thậm chí ngay từ khi tôi gặp ông vào năm 1972. song chính mạng lưới tình báo của chúng tôi đã cố tình khích lệ chúng tôi nhắm mắt làm ngơ trước sự thật này.
Chương 21
Côlômbia - hòn đá tảng của Châu Mỹ Latinh
Một mặt, Ảrập Xêút, Iran và Panama là những nước vừa rất hấp dẫn vừa khiển người ta lo ngại, song mặt khác đây lại là những quốc gia hoàn toàn khác so với quy luật thông thường. Do Ảrập Xêút và Iran có trữ lượng dầu lớn, còn Panama lại có kênh đào, nên ba nước này không giống với những nước khác. Trường hợp của Côlômbia thì điển hình hơn, và MAIN vừa là công ty thiết kế, vừa là công ty thi công hàng đầu cho một dự án thủy điện khổng lồ ở nước này.
Một giáo sư đại học Côlômbia, người đang viết một cuốn sách về lịch sử mối quan hệ giữa Panama và Mỹ có lần nói với tôi rằng Tổng thống Teddy Roosevelt đánh giá cao tầm quan trọng của Côlômbia. Người ta bảo, có lần vị Tổng thổng và cựu đại tá trong cuộc chiến Mỹ- Tây Ban Nha này đã chỉ vào bản đồ và miêu tả Côlômbia như “hòn đá đỉnh vòm của cánh cửa hình vòng cung Nam Mỹ”. Tôi chưa bao giờ xác minh lại câu chuyện này song có thể nhìn thấy rõ điều đó trên bản đồ Nam Mỹ: Côlômbia nằm ở đỉnh trên cùng của Nam Mỹ và dường như là điểm nối tất cả những phần còn lại của lục địa với nhau. Côlômbia nối tất cả các nước Nam Mỹ với eo biển Panama, và do đó với cả vùng Trung và Bắc Mỹ.
Cho dù có đúng là Roosevelt đã nói như vậy về Côlômbia hay không thì ông ta cũng chỉ là một trong số nhiều tổng thổng ý thức được vai trò then chốt của Côlômbia. Trong gần hai thế kỷ, nước Mỹ đã coi Côlômbia là hòn đá tảng- hoặc gọi một cách chính xách hơn là cửa ngõ dẫn vào bán cầu nam, cả về kinh tế và chính trị.
Côlômbia còn được trời phú cho một thiên nhiên tuyệt đẹp: Những bãi biển mê hồn với những hàng cọ chạy dài ở cả bên bờ Thái Bình Dương và Đại Tây Dương, những ngọn núi hùng vĩ, những cánh đồng hoang có thể sánh ngang với những thảo nguyên mênh mông của Bắc Mỹ, và những cánh rừng nhiệt đới với vô số loài thực vật. Con người nơi đây cũng mang những nét tính cách đặc biệt, kết hợp các nét đặc trưng về thể chất, văn hóa nghệ thuật của rất nhiều dân tộc, từ người Taironas bản xứ tới người nhập cư từ Châu Phi, Châu Á, Châu Âu và Trung Đông.
Từ xa xưa, Côlômbia đã đóng vai trò quan trọng trong lịch sử và văn hóa của khu vực Châu Mỹ Latinh. Trong thời kỳ thực dân, Côlômbia là nơi ở của các lãnh chúa từ tất cả các thuộc địa của Tây Ban Nha ở miền Bắc Pêru và miền Nam Côxta Rica. Rất nhiều đoàn tàu lớn chở vàng đã xuất phát từ thành phố ven biển Cartagena của Côlômbia, chở những kho báu vô giá từ những vùng xa xôi ở Nam Mỹ như Chilê và Áchentina tới các bến cảng ở Tây Ban Nha. Rất nhiều sự kiện then chốt trong các cuộc chiến giành độc lập đã diễn ra ở Côlômbia; ví dụ, quân đội của Simón Bolívar đã chiến thắng quân đội Hoàng gia Tây Ban Nha trong trận chiến quan trọng ở chiến trường Boyacá năm 1819.
Đương nhiên, Côlômbia nổi tiếng là quê hương của nhiều nhà văn, nghệ sỹ, triết gia và nhân tài chói sáng nhất Châu Mỹ Latin. Đất nước này cũng nổi tiếng có một chính phủ được tín nhiệm và tương đối dân chủ. Côlômbia trở thành hình mẫu cho các chương trình xây dựng đất nước của Tổng thống Kenedy ở khắp Châu Mỹ Latinh. Không giống trường hợp của Goatêmala, Chính phủ Côlômbia không bị mang tiếng là do CIA lập r