
Tác giả: John Perkins
Ngày cập nhật: 22:50 17/12/2015
Lượt xem: 1341326
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1326 lượt.
i làm việc trong tòa soạn bị bắt đi quân dịch. Để tránh số phận tương tự, tôi đăng kí học quản trị kinh doanh tại Trường Đại học Boston University (BU). Cũng vào thời điểm đó, Ann chia tay với bạn trai cũ và thường đi Middlebury đến thăm tôi. Tôi vui mừng đón nhận sự quan tâm của cô ấy. Ann tốt nghiệp năm 1967, trong khi tôi vẫn còn 1 năm nữa ở BU. Nhưng cô ấy nhất định ko chịu sống chung với tôi chừng nào chúng tôi chưa cưới. Tuy vẫn nói đùa là mình bị “tống tình”, nhưng tôi thực sự bực mình vì tôi thấy yêu cầu của cô ấy không khác gì 1 sự tiếp nối những chuẩn mực đạo đức cổ lỗ và lập dị của cha mẹ mình, song tôi thật sự hạnh phúc khi ở bên cô ấy và tôi muốn nhiều hơn thế nữa. Chúng tôi lấy nhau.
Bố Ann, 1 kĩ sư giỏi, đã thiết kế hệ thống điều khiển cho 1 hệ thống tên lửa cực kì quan trọng và giữ 1 chức vị cao trong hải quân. Người bạn thân của ông mà cô ấy thường gọi là chú Frank (đây ko phải tên thật của ông ta) , là ủy viên cao cấp của cục an ninh quốc gia (NSA), 1 tổ chức gián điệp được rất ít người biết đến nhưng được coi là tổ chức gián điệp lớn nhất của Mỹ.
Không lâu sau khi cưới, tôi nhận được giấy triệu tập đi khám sức khỏe của quân đội. Tôi đạt tiêu chuẩn về thể lực và có nguy cơ phải đi chiến đấu ở Việt Nam ngay sau khi tốt nghiệp. Ý nghĩ phải chiến đấu ở Đông Nam Á giằng xé tôi, mặc dù chiến tranh vẫn luôn hấp dẫn tôi.
Tôi lớn lên qua những câu chuyện về tổ tiên tôi từ thời thuộc địa, trong đó có cả Thomas Paine và Ethan Allen- tôi đã từng đi khắp bang New England, đến thăm những chiến trường phía bắc bang New York, nơi từng diễn ra cuộc chiến giữa người Pháp với người da đỏ, và những cuộc chiến cách mạng. Tôi từng đọc tất cả những cuốn tiểu thuyết lịch sử mà tôi có thể tìm được. Thực ra, khi những đơn vị đầu tiên của lực lượng quân đội đặc biệt đặt chân đến Đông Nam Á, tôi đã hăm hở định nhập ngũ. Nhưng khi các phương tiện thông tin đại chúng phơi bày sự tàn nhẫn của chiến tranh và tính bất nhất trong các chính sách của chính phủ Mỹ, tôi đã thay đổi thái độ. Tôi luôn tự hỏi, nếu ở vào địa vị của tôi, không biết Paine sẽ đứng về phía nào? Và tôi dám chắc ông sẽ gia nhập Việt Cộng, kẻ thù của chúng tôi.
Chú Frank đã cứu tôi. Ông cho tôi hay một công việc ở NSA sẽ giúp tôi hoãn phải đi quân dịch. Ông thu xếp cho tôi một loạt những cuộc gặp gỡ tại NSA, cả một ngày dài với những cuộc phỏng vấn đến kiệt sức với máy đo nhịp tim. Người ta nói, những cuộc kiểm tra đó cốt để xác định xem liệu tôi có phù hợp với công việc mà NSA tuyển và đào tạo hay không. Và nếu tôi đáp ứng được, họ sẽ lập ra cả một hồ sơ về những điểm mạnh, điểm yếu của tôi để rồi từ đó quyết định con đường sự nghiệp của tôi sau này. Với thái độ của tôi về cuộc chiến tranh ở Việt Nam, tôi tin chắc mình sẽ trượt.
Trong đợt kiểm tra, tôi thú nhận rằng là môt người Mỹ trung thành, tôi phản đổi chiến tranh và tôi ngạc nhiên khi thấy những người phỏng vấn tôi chẳng quan tâm gì đến đề tài này. Thay vào đó, họ tập chung vào nền giáo dục mà tôi được hưởng, thái độ của tôi đối với cha mẹ, và cả những cảm xúc nảy sinh từ hoàn cảnh sống của tôi: Lớn lên trong một gia đình nghèo và hết sức nghiêm khắc, giữa quá nhiều bạn bè trường tư giàu có và trác táng. Họ cũng tìm hiểu kỹ tâm trạng chán nản của tôi về cuộc sống thiếu đàn bà và tiền bạc cùng cái thế giới tưởng tượng của tôi xuất phát từ sự thiếu thốn đó. Tôi rất ngạc nhiên khi thấy họ đặc biệt chú ý tới mối quan hệ giữa tôi và Farhad, và cả việc tôi sẵn sàng nói dối để bảo vệ cậu ta ở đồn cảnh sát.
Thoạt đầu, tôi cho rằng, tất cả những điều mà tôi cho là quá tiêu cực này sẽ khiến NSA không nhận tôi, nhưng rồi những cuộc phỏng vấn vẫn tiếp tục. Mọi việc đã không như tôi nghĩ. Phải vài năm sau, tôi mới nhận ra rằng, những yếu tố tiêu cực này theo quan điểm của NSA lại là tích cực. Theo những đánh giá của họ, lòng trung thành của tôi với đất nước không quan trọng bằng sự chán nản của tôi trong đời. Sự hằn học của cha mẹ, nỗi ám ảnh về phụ nữ, và cả cái tham vọng về một cuộc sống tốt đẹp hơn của tôi đã giúp họ tạo ra một cạm bẫy. Tôi đã bị xiêu lòng. Quyết tâm thể hiện trong học tập và trong thể thao, sự nổi loạn tột bậc chống lại cha tôi, khả năng kết thân với người nước ngoài và việc tôi sẵn sàng nói dối cảnh sát chính là cái kiểu tính cách mà họ đang tìm kiếm. Sau này, tôi cũng phát hiện ra rằng cha của Farhad làm việc cho những tổ chức tình báo Mỹ ở Iran, do vậy, tình bạn giữa tôi và Farhad rõ ràng đã cộng cho tôi thêm một điểm.
Vài tuần sau cuộc kiểm tra của NSA, tôi được mời tham gia một khóa huấn luyện tình báo. Khóa này sẽ bắt đầu vài tháng ngay sau khi tôi nhận bằng tốt nghiệp tại BU. Tuy nhiên, trước khi chính thức nhận lời mời này, tôi lại bốc đồng tham dự một hội thảo do một nhân viên tuyển mộ thuộc Quân đoàn Hòa bình tổ chức tại BU. Điểm hấp dẫn nhất ở đây là, cũng giống như NSA, với việc làm ở Quân đoàn Hòa bình tôi sẽ được hoãn quân dịch.
Quyết định tham gia hội thảo đó là một trong những sự ki