Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Những Hồi Ức Về Sherlock Holmes

Những Hồi Ức Về Sherlock Holmes

Tác giả: Sir Arthur Conan Doyle

Ngày cập nhật: 22:51 17/12/2015

Lượt xem: 1341169

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1169 lượt.

ạng sức khỏe của ông ta cần được chăm sóc thường xuyên. Ông ta sửa đổi hai căn phòng trên lầu thành phòng khách và phòng ngủ để dùng riêng. Đó là một con người kỳ quặc: ông trốn tránh xã hội và ít khi đi ra phố. Tối nào cũng vậy, cứ đúng giờ là ông ta lại vào phòng mạch tôi, xem sổ khám bệnh, rồi chia tiền cho tôi và cất kỹ số còn lại vào cái két sắt đặt trong phòng.Việc đầu tư của ông ta có kết quả. Một vài thành công trong những ca bệnh khó đã mau chóng đưa tôi lên hàng đầu. Trong hai năm, tôi đã làm cho ông ta trở thành người giàu có.“Cách đây vài tuần, ông ta tới gặp tôi trong một trạng thái cực kỳ bồn chồn. Ông nói với tôi về một vụ trộm vừa mới xảy ra trong khu West End. Ông cho tôi hay là trong vòng hai mươi bốn tiếng đồng hồ nữa, then cửa an toàn sẽ được đặt vào các cửa sổ và cửa ra vào nhà tôi. Sự căng thẳng thần kinh của ông kéo dài khoảng chừng một tuần. Luôn luôn ông đứng rình bên cửa sổ và không ra khỏi nhà để đi dạo chơi như ông vẫn làm đều đặn trước bữa ăn tối. Nhìn thái độ ông, tôi suy luận rằng ông đang có một mối sợ hãi kinh khủng đối với một ai đó hoặc một cái gì đó. Tôi nêu ra với ông vài câu hỏi, nhưng ông tỏ vẻ hờ hững tới mức tôi không muốn tìm hiểu thêm nữa. Thời gian trôi qua, mối lo sợ của ông dường như tan biến dần. Ông đã nối lại những thói quen ngày trước.“ Cách đây hai ngày, tôi nhận được một lá thư không đề ngày tháng và không ghi địa chỉ người gửi. nội dung như sau: “Một thành viên thuộc giới quý tộc Nga sẽ rất sung sướng được Bác sỹ nhận chăm sóc. Từ nhiều năm qua, người này bị chứng giản huyết. Khi được biết bác sỹ rất giỏi về môn này, bệnh nhân muốn đến khám bệnh vào chiều mai, lúc 6 giờ 45 phút.“Lá thư đó làm tôi thích thú bởi vì sự khó khăn chính trong việc nghiên cứu về bệnh giản huyết là căn bệnh này ít có bệnh nhân để thực tập. Vậy là tôi có mặt ở phòng mạch vào giờ hẹn. Thân chủ tôi là một người đứng tuổi, gày gò, ung dung. Bề ngoài khá tầm thường: chẳng có chút nào giống với cái ý nghĩ mà chúng ta thường có về một nhà quý phái Nga. Nhưng tôi lại ngạc nhiên nhiều hơn về người cùng đi. Đó là một thanh niên cao lớn, đẹp lạ lùng, với bộ mặt rầu rĩ và dữ tợn, một thân hình mạnh khoẻ. Khi hai người vào phòng, người trẻ tuổi đang giang vòng tay đỡ lấy ông già rồi đặt ngồi xuống với một sự âu yếm và dịu dàng.- “Tôi xin được thứ lỗi, thưa bác sỹ”, anh ta nói với tôi bằng tiếng Anh với một giọng nói yếu ớt “Tôi phải cùng đi với cha tôi, vì cha tôi rất yếu”.Sự hiếu thảo đó làm tôi cảm động.- Phải chẳng ông muốn ở lại bên ông cụ trong lúc tôi chẩn bệnh.- Ồ, không! Không đời nào”, anh ta kêu lên, tay phác ra một cử chỉ hoảng sợ. “Tôi sẽ rất đau buồn khi phải thấy ba tôi trong những cơn cấp phát kinh hoàng đó. Hệ thần kinh của tôi rất nhạy cảm. Tôi xin ngồi ở phòng đợi”.”Người thanh niên bỏ ra ngoài. Tôi nói chuyện với người bệnh và ghi chú. Ông già không thôngminh, những câu trả lời của ông thường tối nghĩa, tôi cho là ông không đủ từ ngữ tiếng Anh. Tuy nhiên, bất thình lình, trong lúc tôi đang lúi cúi ghi chép, thì ông ngưng không trả lời. Tôi ngửng đầu lên, thấy ông ta ngồi thẳng trong ghế bành mà ngó nhìn tôi, mặt ông tái mét, cứng đơ: con bệnh lại tái phát. Tôi đếm số mạch đập và đo nhiệt độ của người bệnh, cơ bắp đã cứng. Tôi không phát hiện ra điều bất thường đặc biệt nào. Trạng thái của ông phù hợp với điều mà những cuộc quan sát trước đó đã cho tôi biết. Bệnh này trị bằng cách cho xông chất nitrat amyl. Tôi tự nhủ rằng mình đang gặp một cơ hội tuyệt vời để chứng tỏ sự hữu hiệu. Vì chai thuốc đặt ở tầng dưới trong phòng thí nghiệm, tôi để thân chủ ngồi đó, chạy đi lấy. Phải mất năm phút mới tìm ra nó: khi trở lại phòng mạch thì người bệnh đã bỏ đi.”Tôi chạy ra ngoài. Người con trai cũng đã bỏ đi. Cánh cửa ra vào được khép lại, nhưng không đóng kín. Người đầy tớ, kẻ đưa khách vào, mới vào làm và lại hơi đần độ. Y cứ ở bên dưới và chỉ lên lầu để chỉ đường cho người bệnh hoặc khi tôi gọi chuông. Y chẳng nghe thấy gì và chúng tôi lúng túng trong sự bí mật hoàn toàn. sau đó một lát, ông Blessington trở về sau khi đi dạo. Tôi không nói với ông một lời nào về sự việc xảy ra.”Tôi đinh ninh mình sẽ chẳng bao giờ gặp lại người Nga nọ cùng cậu con trai! Thế mà chiều nay họ lại tới phòng mạch tôi.Tôi phải xin lỗi ông nhiều vì đã bỏ đi bất thình lình ngày hôm qua, thưa bác sỹ! - Thân chủ của tôi nói.- Quả thật việc đó làm tôi hơi ngạc nhiên...- Khi ra khỏi cơn cấp phát, đầu óc rối rắm, tôi không còn nhớ gì về điều đã xảy ra trước đó. Tôi thấy mình tỉnh lại trong một căn phòng lạ, thế là tôi bỏ đi và tôi đã đi ngoài phố như đi trong sương mù.- ”Còn, tôi“, người con trai nói thêm, ”khi thấy ba tôi đi ra ngoài, tôi tưởng là cuộc khám bệnh đã xong. Tôi chỉ biết sự thật khi đã về tới nhà“.- ”Vậy thì“, tôi cười, ”chẳng có gì là phiền hà cả. Bây giờ, ông có thể lui ra ngoài phòng khách, tôi tiếp tục chẩn đoán cho thân phụ ông“.Trong vòng nửa tiếng đồng hồ, tôi khám xong, kê toa. Sau đó ông ra về, vịn tay vào người con trai.”Một lát sau, Blessington về nhà và leo lên phòng. Liền ngay sau đó,


Teya Salat