
Tác giả: Sái Tuấn
Ngày cập nhật: 22:44 17/12/2015
Lượt xem: 1341686
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1686 lượt.
g ngại không nói chuyệnnữa, nên đành lấy cuốn "Hủy diệt mộng cảnh" ra, lật tới chương 6 trongsách, tên của chương sách này còn đáng sợ hơn, gọi là "Phân tích tinhthần của ác mộng".
Hứa Tử Tâm tại sao lại thảo luận đi thảo luận lại những vấn đề nàytrong sách? Lẽ nào bản thân ông ấy cũng là nạn nhân của ác mộng? Có lẽông đang âm thầm quan sát tôi từ một chỗ tối nào đó, tôi vô thức nhìn ra ngoài cửa sổ, trên cửa kính thấp thoáng một khuôn mặt xa lạ.
Tôi vội vàng cúi đầu đuổi những suy tưởng đi, trong chương 6 của "Hủydiệt mộng cảnh" Hứa Tử Tâm không tường thuật lại văn minh cổ đại giốngphần trước, mà trực tiếp trình bày chi tiết sự lý giải của ông về mộngcảnh:
Mộng là sự giãy giụa vô thức.
Hứa Tử Tâm lại lần nữa nhắc đến kiến giải của ông, nhấn mạnh đi nhấnmạnh lại sự vô thức – dục vọng mãnh liệt và sự bốc đồng, nếu như chúngmuốn đạt tới giai đoạn ý thức, thì bắt buộc phải trải qua hai lần thẩmtra giữa vô thức và tiềm thức, giữa tiềm thức và ý thức. Sự thẩm tra này do tự thân và siêu thân hoàn thành.
Dục vọng và sự bốc đồng trong vô thức tượng trưng cho sức mạnh của bảnnăng, bởi vậy nó chứa đựng năng lượng to lớn, tuy liên tiếp gặp phảinhững áp lực từ chúng ta, nhưng luôn rục rịch, ẩn giấu trong bóng tối.Trong lúc ngủ, công năng của siêu thân sẽ giảm đi rất nhiều, dục vọngcủa vô thức sẽ thông qua việc nằm mơ để giải phóng ra ngoài, bởi vậytrong mộng cảnh của chúng ta thường có rất nhiều bóng tối và những điềuđáng sợ.
"Mộng là sự đạt được của nguyện vọng" – đây chính là khái quát kinhđiển của Signmund Freud đối với bản chất của mộng trong "Phân tích giấcmơ", và "Mộng là sự giãy giụa vô thức" lại là quy nạp kinh điển của HứaTử Tâm về đặc tính của mộng trong "Hủy diệt mộng cảnh".
Tiếp theo đó, Hứa Tử Tâm trình bày chi tiết về mộng càng khiến tôi thêm hồn xiêu phách lạc, chiếc nhẫn ngọc trên ngón trỏ tay trái hình nhưcũng đang thắt lại…
Mộng có thể được khống chế không?
Sức mạnh bên ngoài có thể khống chế mộng không? Tôi cho rằng có thểđược. Sức mạnh này dưới một số điều kiện nào đó sẽ trở nên vô cùng lớnmạnh, thậm chí có thể tạo ra ác mộng hủy diệt mạng sống của con người –đây chính là "sự kiện ác mộng giết người" trong truyền thuyết!
Trên thực tế, trong văn hiến cổ đại, thực sự có ghi chép về ác mộnggiết người, chỉ là những ghi chép này thường bị người ta coi là truyềnthuyết hoặc là vu thuật. Nhưng nghiên cứu "tâm lý học thần bí" đương đại đã chứng minh: thông qua loại phương thức trung gian đặc biệt nào đó,ví dụ như ngôn ngữ, văn tự, âm nhạc, hình ảnh… phàm là tất cả những việc hoặc vật có tác dụng ám thị tâm lý, đều có thể có tác dụng khống chế cá thể mộng cảnh.
Khi loại mộng cảnh bị khống chế này xuất hiện, thì sẽ sản sinh ra hiệuquả của tính hủy diệt, bởi vì – hủy diệt mộng cảnh, chính là hủy diệtnhân loại.
"Hủy diệt mộng cảnh, chính là hủy diệt nhân loại?"
Tôi không kìm chế được nên đã đọc thành tiến câu này khiến Xuân Vũ lo lắng quay đầu lại: "Anh đang nói gì thế?"
Xe khách đường dài tiến vào địa phận Chiết Giang, cảnh sắc ngoài cửa sổ cũng có chút biến đổi, chỉ có bầu trời vẫn âm u dị thường, tôi nhìn rangoài cửa sổ nói: "Cô báo ác mộng có thể giết người không?"
Câu nói này rõ ràng cũng đã chạm tới ác mộng của Xuân Vũ, cô ấy cúi đầu ngẫm nghĩ hồi lâu, đáp: "Đúng vậy, Hoắc Cường và Hàn Tiểu Phong là mộtví dụ".
"Cô có còn nhớ cơn ác mộng mơ thấy sau khi trở lại Thượng Hải không?"
"Không, tôi không nhớ gì cả".
Nhưng tôi lắc đầu, lạnh lùng nói: "Cô đã ép mình phải quên đi giấc mơđó, thực ra giấc mơ đó luôn ở trong lòng cô, chỉ là bị cô cất trong mộtchiếc tủ nhỏ nào đó, và cô thì quên mất chiếc tủ đó ở góc nào trongphòng. Nhưng nhất định có một ngày cô sẽ tìm ra chiếc tủ đó, trong giâyphút cô mở cánh tủ ra, thì chính là thời khắc ác mộng trở lại".
Sắc mặt Xuân Vũ trở nên trắng bệch, cô ấy quay đầu đi: "Đừng có ép tôi nữa, tôi thừa nhận tôi là người thiếu cảm giác an toàn".
Sao tôi hà tất phải ép cô ấy nhỉ? Trên thế giới này còn có rất nhiềungười thiếu cảm giác an toàn, họ cả đời đều không nhớ nổi ác mộng màmình đã từng mơ thấy, nhưng ác mộng đó thực sự đã từng tồn tại.
Xe tiếp tục lao đi như bay trên đường cao tốc Thượng Hải – Hàng Châu,khuôn mặt trên kính cửa sổ đó hình như càng lúc càng xa lạ.
Tôi cúi đầu nhìn đồng hồ, bây giờ là 12 giờ trưa, cách thời khắc cuối cùng vẫn còn 12 tiếng đồng hồ…
4 giờ chiều, bên ngoài cửa sổ hiện lên những dãy núi âm u trùng điệp,dưới chân núi lác đác những thửa ruộng lúa nước và mái nhà nông thôn,một thị trấn nhỏ sầm uất đang cận kề trước mắt. Xuân Vũ mím mím môi nói: "Chúng ta đến rồi!"
Đây chính la bến cuối cùng của tuyến xe khách này – thị trấn Tây Lạnh thành phố K.
Lúc này, hai chân tôi tê cứng, cảm giác như nửa thân dưới đã không cònthuộc về tôi nữa, chỉ biết khó nhọc đứng lên. Không khí vù