
Địa Ngục Mang Tên "ác Qủy" (16+)
Tác giả: Sái Tuấn
Ngày cập nhật: 22:44 17/12/2015
Lượt xem: 1341674
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1674 lượt.
đầu.
Ra khỏi tấm bia đá tiết hạnh, phía đông chính là biển đen mênh mông. Bờ biển lúc sớm mai mịt mù trong sương khói, những dốc núi phía tây kínmít những ngôi mộ. Trong bóng tối đêm qua vốn không nhìn thấy bia mộ,giờ thì đã rõ nét dị thường, tiếng sáo lúc nửa đêm chắc cũng được vọngra từ những ngôi mộ này.
Buổi sáng không có xe tới Hoang thôn, chúng tôi chỉ biết dựa vào đôichân. Đi trên con đường núi trơ trọi không có lấy một ngọn cỏ, quay đầunhìn lại Hoang thôn và ngón tay trỏ trống trơn, đột nhiên thấy buồn manmác, tận sâu đáy lòng còn buồn rầu hơn.
Tạm biệt Hoang thôn, tạm biệt "Hoàn", tạm biệt Tiểu Chi.
Trong sương khói mịt mùng sớm mai, tôi và Xuân Vũ cực nhọc đi bộ hơnmột tiếng đồng hồ, chân của chúng tôi giống như sắp gãy cả ra, cuối cùng thì cũng có thể leo lên một chiếc xe hướng tới thị trấn Tây Lãnh, lắclư chở chúng tôi về thị trấn.
Cuối cùng cũng đã trở lại thị trấn Tây Lạnh, cái tên này thật nên thơ,chỉ cách Hoang thôn một dãy núi, mà giống như từ địa ngục trở lại nhângian vậy.
Có độc giả đoán rằng cái tên "thị trấn Tây Lãnh" lấy từ trong tiểu thuyết Salem’s Lot 1 của Stephen King, trên thực tế tôi chưa từng đọc qua cuốn sách này (kểcả xem phim). "Tây Lãnh" vốn là một cái tên Trung Quốc hóa, nguồn gốcđến từ Chiết Giang, nếu mọi người có hứng thú thì có thể đoán xem.
Chiếc nhẫn ngọc đã bị tôi ném xuống biển. Bây giờ đối với tôi mà nói,nghi hoặc lớn nhất chính là A Hoàn (Lâm U) – giới hạn bảy ngày đã qua,cô ta còn sống hay đã chết? Tôi có thể tìm thấy tung tích của cô takhông nhỉ? Tất cả những điều này rút cuộc là vì cái gì?
Tôi bắt buộc phải nhanh chóng trở về Thượng Hải, chúng tôi đành phải ở lại thị trấn Tây Lãnh đợi đến buổi chiều.
Giờ là 9 giờ sáng, tôi và Xuân Vũ đi loanh quanh trong thị trấn, khôngngờ vừa mới rẽ một cái trên đường là đã nhìn thấy một cảnh tượng hoàntoàn khác.
Đây là một con đường cổ được lát đá xanh, hai bên đều là những ngôi nhà cũ kĩ quét vôi với mái ngói màu xanh đen, có những quán trà, quán rượu, quán cơm cổ kính, chắc là dáng vẻ của thị trấn Tây Lạnh 100 năm trước.
Chúng tôi đi vào một quán trà cổ, gọi hai chén trà nóng. Vừa mới ngồixuống chưa được bao lâu, người trong quán trà đã càng lúc càng đông, đasố đều là những ông lão bà lão tóc bạc phơ, họ ngồi vây quanh nhữngchiếc bàn, hình như đang chờ đợi điều gì đó xuất hiện.
Bỗng nhiên, một giọng nữ lanh lảnh cất lên từ sau tấm rèm trong quántrà, tiếp đó lướt qua một bóng phụ nữ mặc cổ trang, đó là chiếc áo gấpnếp thêu hoa thường thấy trong ca kịch Côn Khúc 2, phía dưới là một chiếc váy màu xanh, trên tay còn tung cả ống tay áothướt tha. Hóa ra là hát ca kịch địa phương, tuy mặt cô ấy hóa trangnhàn nhạt, tóc được bới thành kiểu hoa trâm, nhưng tôi vẫn có thể nhìnra tuổi tác của cô ấy không còn trẻ, chắc tầm ngoài 30 tuổi.
Những ông lão bà lão bên cạnh bắt đầu vỗ tay, trong quán trà này chỉ có hai thanh niên – tôi và Xuân Vũ hơi cảm thấy hơi ngại.
Tiếp đó người phụ nữ bắt đầu hát, nhưng ngay câu đầu tiên đã khiến tôi ngây người ra giống như gà gỗ.
Tôi nghe thấy tiếng hát của A Hoàn (Lâm U).
Không sai, miệng cô ấy hát ra chính là giọng hát này, nói chính xác hơn là ca kịch của một địa phương nào đó, đằng sau còn có vài bô lão kéođàn nhịn đệm cho cô ấy, tiếng sáo và tiếng tiêu cất lên du dương, tônlên giai điệu bay ra từ miệng cô ấy.
Đây chính là tiếng hát trí mạng của A Hoàn (Lâm U). Ngay từ lần đầutiên nghe thấy trong DV của Tô Thiên Bình, nó đã khắc sâu trong trí nãotôi. Lần thứ hai nghe thấy tiếng hát này trong phòng Tô Thiên Bình, tôigần như hồn xiêu phách lạc. Tôi tuyệt đối không thể nghe nhầm.
Trong đầu tôi vừa nhớ lại tiếng hát của A Hoàn (Lâm U), bên tai vừavăng vẳng ca kịch cổ xưa của thị trấn Tây Lãnh. Người phụ nữ vừa hátkịch vừa bước những bước khoan thai ngón tay hoa lan trang nhã uyểnchuyển, và cả ánh mắt, cả sự biểu cảm đó cũng đậm vẻ cổ điển. Tuy nghekhông hiểu ca từ của cô ấy, nhưng tôi tin rằng cô ấy đang hát về mộttruyền thuyết cổ xưa nào đó…
Màn ca kịch này biểu diễn khoảng một tiếng đồng hồ, người phụ nữ hátkịch liền vội vàng lui vào cánh gà, các bô lão trong quán trà dường nhưvẫn còn ngay ngất, có lẽ đây chính là thú giải trí quan trọng nhất củahọ.
Tôi không thể không hỏi một ông lão ngồi bên cạnh: "Thưa bác, đây rút cuộc là kịch gì vậy ạ?"
"Tử dạ ca".
Ông lão trả lời tôi bằng giọng Chiết Giang đặc sệt, thần thái lúc nóichuyện thật rạng rỡ, dường như vẫn đang đắm chìm trong ca từ cổ xưa.
Cái tên này đã từng quen thuộc với tôi, tôi cúi đầu lẩm bẩm nói: "Tử dạ ca – Đúng rồi, tôi còn nhớ hình như Lý Bạch cũng đã từng viết Tử dạca".
"Thực ra ‘Tử dạ ca’ vốn không phải là thơ, mà là tình ca của một cô gái".
Xuân Vũ đột nhiên nói thêm vào, ánh mắt có chút buồn bã.
"Sao cô lại biết?"
Cô ấy hình như đã thuộc lòng về nó: "’Tử dạ ca’ xuất hiện đầu tiêntrong các Nhạc phủ thời Nam triều, cái tên này được đặt theo tên của côg