
39 Manh Mối - P1 Mê cung xương - Full
Tác giả: Agatha Christie
Ngày cập nhật: 22:54 17/12/2015
Lượt xem: 1341608
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1608 lượt.
n, còn ông Mercado ngồi vào chỗ trống cạnh bà Leidner. Đó là một người cao, gầy, nước da xanh tái, nhiều tuổi hơn hẳn bà vợ. Có ông về, bà Mercado lập tức khỏi chú ý đến tôi nữa, mà tập trung vào ông ta, quan sát ông ta với vẻ bồn chồn kỳ lạ. Ông Mercado khuấy tách trà, vẻ mơ màng, chiếc bánh ngọt vẫn đặt nguyên trên đĩa.Quanh bàn còn một chỗ chưa có người ngồi. Chẳng bao lâu, cửa mở một người bước vào.Mắt tôi vừa ngước lên nhìn Richard Carey, tôi có cảm giác thấy ngay đây là mẫu người đàn ông rất đẹp, chưa từng thấy… vậy mà tôi cứ tự hỏi mình có bị ảo giác gì không. Khẳng định có một người đàn ông đẹp, rồi lại nói ông ta có cái đầu như người chết thì thật là mâu thuẫn. Có thể nói không ngoa, da mặt ông căng cứng trên sọ, nhưng là một cái sọ có đường nét rất mỹ thuật. Trong bộ mặt nâu như đồng hun ấy, lấp lánh hai con mắt xanh đậm. Ông ta cao khoảng sáu piê(1) , và xấp xỉ tứ tuần.- Cô Leatheran, tôi xin giới thiệu ông Carey, kiến trúc sư của chúng tôi - ông Leidner nói.Carey lí nhí vài lời nhỏ nhẹ rồi đến ngồi cạnh bà Mercado. Bà Leidner mời mọi người uống trà:- Sợ trà hơi nguội rồi đó, ông Carey ạ.- Bà khỏi lo. Lỗi tại tôi về muộn. Tôi còn cố vẽ nốt sơ đồ những bức tường đó cho xong.- Ông Carey, mời ông dùng mứt? – Bà Mercado hỏi.Ông Reiter đẩy đĩa rôti.Thế là trong óc tôi lởn vởn lời nhận xét của ông Pennyman: “Tôi nói thế này có lẽ đúng hơn cả, là họ đối xử với nhau kiểu cách thế nào”.Đúng, những thái độ lịch sự quá đáng, che giấu một cái gì là lạ bên trong. Cứ như đây là cuộc họp của những kẻ xa lạ, chứ không phải là kẻ xa lạ, chứ không phải là những người - ít nhất là một số người trong đó - đã từng cùng làm việc với nhau nhiều năm.Chú thích(1) Mỗi pi-ê chừng 30cmChương 6 : Tối đầu tiênDùng trà xong, bà Leidner đưa tôi về phòng. Tôi thấy cần mô tả cách bố trí các phòng, thực ra rất đơn giản, như các bạn sẽ thấy trong bản vẽ sau.Ở hai bên hàng hiên đều có cửa. Cửa bên phải đi vào phòng ăn, nơi chúng tôi vừa uống trà; cửa kia, ngay đối diện, vào một phòng y hệt, mà tôi gọi là phòng chung, vừa để họp, vừa tiếp khách. Đây cũng là nơi để vẽ, chắp dán những mảnh gốm rời rạc thu được. Phòng chung này thông với phòng lưu giữ cổ vật, đặt trên giá, ngăn, hoặc bàn ghế. Phòng này không có cửa nào khác ngoài cửa ra phòng chung.Phòng áp cạnh là buồng ngủ của bà Leidner, có cửa từ sân đi vào. Giống như tất cả các phòng ở phía Nam, phòng này có hai cửa sổ có chấn song nhìn ra bên ngoài.Nối theo phòng bà Leidner, ở cạnh phía Đông của khu nhà, là phòng ông Leidner, không có cửa trực tiếp thông sang phòng vợ. Rồi đến phòng dành cho tôi, phòng cô Johnson và các phòng của ông và bà Mercado, tiếp theo là hai cái gọi là buồng tắm.Một hôm tôi gọi là buồng tắm trước mặt bác sĩ Reilly, ông bật cười nói rằng phòng tắm là phòng tắm, còn không phải là không phải! Quả thật khi đã dùng quen vòi nước và ống nước hiện đại, mà chỉ là hai cái xó lầy lội, mỗi xó có một cái ống sắt tây, nước đục ngầu phải xách từ bên ngoài vào, mà gọi là phòng tắm, thì cũng lạ.Dãy nhà phía Đông này được ông Leidner cho xây thêm về sau. Các phòng ngủ đều giống nhau, có một cửa và cửa sổ mở ra sân.Phần phía Bắc gồm phòng vẽ của kiến trúc sư, phòng thí nghiệm, xưởng ảnh và buồng tối.Phía bên này hiên, các phòng được bố trí gần giống phía bên kia.Từ phòng ăn ta bước vào văn phòng, nơi lữu trữ hồ sơ, biểu đồ và đánh máy chữ. Phòng của cha cha Lavigny đối xứng với phòng bà Leidner, cha được dành một phòng rộng hơn, vừa làm chỗ ngủ, vừa làm nơi đọc các bia và văn bản cổ.Ở góc này có một thang gác trèo lên sân thượng. Phía Tây có nhà bếp, rồi đến bốn phòng nhỏ của bốn người: Carey, Emmott, Reiter và Coleman.Ở góc phía Tây, xưởng ảnh và buồng tối thông nhau, rồi đến phòng thí nghiệm.Ở chính giữa mặt phía Bắc, mở ra lối vào duy nhất; có một cổng vòm lớn mà chúng tôi đã qua. Phía bên ngoài, ta nhìn thấy khu nhà ở của người phục vụ bản xứ, trạm gác có lính canh và chuồng ngựa. Bên phải lối vào, phòng vẽ của kiến trúc sư chiếm một phần lớn của mặt Bắc.Tôi đã mô tả hơi tỷ mỉ sơ đồ khu nhà để sau này khỏi phải nói lại nữa.Như đã nói, bà Leidner đích thân dẫn tôi đi thăm các nơi rồi đưa về phòng riêng, bà hy vọng nó sẽ có đủ tiện nghi cần thiết.Đồ đạc gồm: giường, tủ đứng, một bàn soi gương và một ghế bành, tuy đơn sơ nhưng dáng vẻ dễ chịu.- Trước mỗi bữa ăn, người phục vụ sẽ mang nước nóng đến cho cô… Và tất nhiên, cả mỗi sáng sớm. Còn lúc nào khác mà cô cần, cô cứ ra sân, vỗ tay, thấy tên bồi đến, cô nói: “Jim mai har”. Cô nhớ được chứ?Tôi gật đầu và ngắc ngứ lại câu nói.- Tốt. Nhưng phải hét thật to. Nói giọng bình thường, dân Arập không chịu hiểu đâu.Bà Leidner ngó qua xô nước, chậu rửa mặt, bánh xà phòng, nói:- Ở đây, mong rằng không bao giờ cô buồn chán.- Cuộc đời ngắn ngủi, tôi không bao giờ thấy chán – tôi đáp.Không nói gì, bà tiếp tục lơ đãng mó máy các vật trên bàn rửa mặt.Đột nhiên, bà chăm chăm nhìn tôi bằng đôi mắt tím thẫm:- Nhà tôi đã nó