
LOÀI MA TINH NGHỊCH: ” MA TRƠI”
Tác giả: Đang cập nhật
Ngày cập nhật: 00:18 17/12/2015
Lượt xem: 1341757
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1757 lượt.
ọ nghe, chính mắt họ thấy về cái kì hạn 25 năm kia. Nhưng mà giờ đây, kì hạn đã qua được 3 năm mà chưa có gì xảy ra, mọi thứ vẫn quá yên ắng, quá bình thường, và với kinh nghiệm sống của cả đời mình, các cụ biết rằng, trước những cơn bão khủng khiếp luôn là những khoảng lặng một cách kì lạ
Thấm thoát lại hai năm trôi qua, cả làng đang yên ổn làm ăn cấy cày thì bỗng nhiên, thầy V, ông thầy già nhất trong số sáu ông thầy ngày trước giờ đã từ trần, lúc này ông cũng ngót trăm tuổi. Trước lúc mất, ông đuổi hết mọi người ra rồi gọi ông K và ông N vào, ba người nói chuyện rì rầm trong buồng mà không ai nghe được. Ngay hôm đó, ông K, ông N và ông A tức tốc bắt tàu vào thẳng trong Thanh Hóa, dặn trước là đúng hai tuần nữa thì về, mọi người ở nhà trong hai tuần này phải chú ý giữ gìn này nọ,….. Ba ông đi được hai hôm thì ở nhà có chuyện động trời, máy bay Mỹ ném bom đánh phá miền bắc ném xuống làng một quả bom, cả làng không có nhà nào bị nhưng mà chỗ quả bom rơi trúng là…..chỗ chôn cái chum nhốt vong 25 năm trước. Khỏi phải nói các thím cũng tưởng tượng ra cái sự hoảng loạn của dân làng đến thế nào rồi, cả làng ăn không ngon ngủ không yên, ba thầy kia thì đi hết chưa về nên chẳng biết tính thế nào. Người thì chuyển về quê nội, quê ngoại để lánh nạn, người thì chạy lên Hà Nội tìm đường buôn bán,… cả làng chỉ còn lại vài trăm người, đìu hiu như một cái làng chết, chợ búa cũng bỏ không họp, vì họp thì có ai mua, bán cho ma chắc!
Nhưng mà vẫn chưa có gì xảy ra, dù vậy thì cả họ nhà em cũng dọn vào ở trong khuôn viên của nhà thờ tổ, hi vọng oai của cụ tổ sẽ bảo vệ được cho người trong họ. Hoạt động trong làng giờ cái gì cũng phải “tập thể”, đi ra vườn giải quyết cũng phải đi tập thể, buổi tối gánh rau thịt lên chợ huyện bán cũng phải đi thành tốp mười lăm, hai mươi người. Thế rồi một hôm, bà H, chị của ông em đánh liều, gánh hàng chung với hai bà nữa, đang đi thì bà H đứng im, mặt xanh như tàu lá, líu lưỡi lại nói không ra tiếng, hai bà kia nhìn theo hướng bà H đang nhìn là hai gốc si sinh đôi ở vệ đường. Như một phản xạ, hai bà cùng nhìn lên ngọn nhưng một bà thì chẳng thấy gì, còn một quà thì nhìn thấy trên ngọn cây là một cô gái mặc áo tứ thân, đang ôm con hát ầu ơ trên đó. Hai bà liền vứt cả quang gánh, kéo bà kia chạy bán sống bán chết về làng. Về đến điếm làng, kể lại nhưng chẳng ai tin, cho là đàn bà nhát chết nên thần hồn nát thần tính,dân quanh đó thấy động thì kéo ra, ngồi được một lúc thì đám dân câu nhái cũng về đến cái điếm đầu làng, mặt ai nấy trắng bệch, dân làng hỏi sao thì họ bảo: Đang ngồi câu thì tự nhiên bên góc hồ chỗ hai ông kéo vó tôm reo ầm lên bảo vó nặng, họ liền buông cần, chạy sang giúp, nhưng kéo lên thì chao ôi trong vó là một đứa trẻ sơ sinh đỏ lừ như đóm, nhìn chằm chằm vào mọi người rồi cười khanh khách. Giờ thì dân làng mới tin mấy bà kia nói thật, thấy chỉ trong một đêm mà lắm chuyện xảy ra vậy, ai cũng thấy rợn người, chỉ mong sớm đến ngày kia để mấy ông thầy về tìm cách giải quyết.. Cũng vào tối hôm đó, bố em đang trông chú thứ năm ngồi học còn bố em thì xay thóc ở dưới bếp. Đang xay thì bố em nghe tiếng hét của chú út trên nhà trên, gọi rối rít: “Anh ơi! Anh ơi! Nó…nó…!” , bố em vội chạy hộc tốc lên nhà trên, thì thấy chú em đang ngồi rúc vào trong góc tường, mắt nhìn chằm chằm ra ngoài ngõ. Bố em nhìn theo thì chẳng thấy gì, chỉ thấy mảnh sành, mảnh ngói rơi vãi đầy nhà. Một lúc sau thì chú em mới hoàn hồn, bào đang ngồi học thì tự nhiên có đứa ném viên ngói sượt qua đầu, nhưng mà không xây xát gì, rồi nó nèm liền ba bốn mảnh ngói, nửa cục gạch vào trong, toàn sượt ngay sát người chú. Chú liền chạy ra đóng cửa sổ lại thì thấy từ ngoài đường, có một cái bóng đen lùi lũi như đống rơm, mắt đỏ rực nhìn vào trong nhà. Bố em nghe xong, sợ tái mặt, bảo chú đóng hết cửa nẻo lại rồi hai anh em cứ ngồi im trong nhà, không dám ho he gì nữa.
Đang ngồi thì có tiếng đập cổng rầm rầm, mà giờ đang ở nhà của ông bà nội em, bố với chú muốn chạy sang nhà thờ họ cũng không được, thế là hai anh em cứ ôm chặt lấy nhau, mặc cho ra sao thì ra. Một lúc sau thì tiếng đập cửa lại vang lên liên hồi, từ ngoài cổng tiếng bà nội vọng vào: “Hai thằng kia đâu sao để nhà cửa tối thế này! Ra mở cổng nhanh không tao vào thì quắn đít!” Chú em mừng rỡ, chạy ra định mở cửa thì bố em gàn lại, chỉ vào con chó đang chui dưới gậm giường. Mọi khi con này nghe thấy tiếng bước chân bà nội là vẫy đuôi chạy ra ngay, hôm nay thi cứ rúc trong gậm giường mà gằm ghè, chốc lại nhấm nhẳng cắn một tiếng. Lúc bấy giờ chú em mới chột dạ, bố em bảo chú ra đục hai cái lỗ bé bé trên giấy dán cửa rồi nhòm ra, hai người vừa kê mắt vào nhìn thì nghẹn họng không nói được tiếng nào, ngoài cổng không phải là bà nội mà là một cái bóng to trắng cao lêu nghêu, dễ phải đên ngang ngọn mít, người gầy như que củi, đang nhòm nhòm vào trong sân. Thế là hai anh em rụt vào, ôm chặt nhau, thở cũng không dám thở mạnh. Bỗng nhiên lại có tiếng đập cửa, rồi tiếng bà nội quát: “Thằng H.(bố em) đâu sao khô