XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Truyện Kinh Dị – Nghiệp Chướng

Truyện Kinh Dị – Nghiệp Chướng

Tác giả: Đang cập nhật

Ngày cập nhật: 00:16 17/12/2015

Lượt xem: 1341008

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1008 lượt.

Phần 1: Đứa Con Chắt Út.

Cậu chuyện mà tôi sắp kể cho các bạn nghe dưới đây cũng chỉ là một chuyện mà tôi nghe được từ một người bạn mà có thể được coi là người trong lãnh vực tâm linh. Câu chuyện này nguyên bản có tên là “chó đội nón chống gậy”, và tôi tin chắc rằng bạn đọc có thể đã nghe qua hay biết rõ về câu chuyện này vì theo như tôi được biết thì câu chuyện này có thật và đã xảy ra tại một vùng giáp ranh Hà Nội (Cái này là người kể nói là có thật chứ không phải tôi nhé). Sau khi nghe câu chuyện “chó đội nón chống gậy” này xong thì tôi thấy nó vô cùng hấp dẫn và xin mạn phép được viết lại một phiên bản khác của câu chuyện trên với một cái tên mới đó là “nghiệp chướng”. Mong bạn đọc hiểu cho rằng đây là một phiên bản khác nên có nhiều tình tiết thay đổi, tôi cố ý làm vậy để câu chuyện trở nên hợp lý và hay hơn theo suy nghĩ của tôi mà thôi chứ tuyệt đối không có ý đạo văn hay gì cả. Mong bạn đọc sẽ thích câu chuyện này, và xin lưu ý rằng, truyện ma dù sao cũng là truyện ma, đọc để cho biết thôi chứ đừng tranh cãi nhau là thật hay giả nhé, xin cám ơn.

Giáp ranh thành phố Hà Nội có một ngôi làng nhỏ mang tên Vọng Nguyệt, sở dĩ cái làng này có cái tên kì lạ như vậy là vì vào những đêm trời trong vắt, ánh trăng soi sáng khắp cả làng và in bóng xuống cái hồ nước ngay giữa làng tạo nên một hình ảnh đẹp đẽ nên thơ những cũng mang lại cho con người ta một cái cảm giác gì đó rờn rợn, ớn lảnh đến nỗi nổi da gà. Dòng họ lớn nhất ngồi Làng này phải kể đến dòng họ Ngô, nghe đâu ông cố tổ của dòng họ Ngô là một ông thợ làm vải có tiếng. Vải được ông ta tạo ra đẹp đến mức mà người ta có thể dành hàng giờ chỉ để ngắm những mảnh vải đó. Mầu sắc của vải thì phải nói là thực sứ sống động, và nhiều người tin rằng những mảnh vải đó dường như có sức mạnh làm mê hoặc lòng người vậy. Chỉ là vải không mà đã đẹp như vậy, thì cần gì phải bàn đến việc vải được may thành những bộ quần áo đẹp tuyệt trần, nhất là áo dài. Đã có rất nhiều người lặn lội đường xá xa xôi tìm đến đây chỉ để may được một bộ quần áo làm từ vải của nhà dòng họ Ngô nổi tiếng này. Trong làng cũng có một số hộ gia đình làm vải theo khi thấy dòng họ Ngô ăn nên làm ra từ vải, thế nhưng không hiểu sao vải họ làm ra cũng y như cách làm vải của họ Ngô vậy mà không sao cạnh tranh được với dòng họ này. Ngoài việc dòng họ Ngô nổi tiếng về cái nghê làm vải, dòng họ này còn là một trong những người đầu tiên thành lập nên ngôi làng Vọng Nguyệt này, thế nên bàn thờ tổ của họ được đặt ngay trong đình làng coi như là để ghi công đức của một trong những giòng họ đã có công với làng.

Vào đợt đầu thu năm đó, trưởng họ hiện nay là ông Ngô Đình Tú năm nay đã hơn tám mươi tuổi, vẫn khỏe mạnh bình thường đang đứng trước sân đình để ngắm nhìn cảnh vật. Lớn lên từ ngôi lang này, ông ta có thể nhận rõ thấy nhiều sự thay đổi theo dòng thời gian và lịch sử. Ông Tú đang đứng nhìn ngắm thì chợt từ xa có một người coi bói mù đang cầm gậy tiến lại. Ông Tú quay đầu nhìn người coi bói mù này, người coi bói tựa như có thể cảm nhận được ông Tú, ông ta nói:

– Chào ông, tôi làm nghề coi bói dạo để kiếm chút cơm canh qua ngày, ông có muốn coi không?

Ông Tú mỉm cười, nghĩ thầm cũng thấy thương người coi bói dạo bị mù này liền đồng ý và cùng với ông ta ngồi xuống trước thềm của đình để làm mấy quẻ coi thử. Khi hai người đã ngồi xuống, ông Tú nhìn người coi bói dạo này rất là lâu, anh ta chắc cũng chỉ tầm có ba mươi tuổi là cùng. Ông Tú vừa nhìn người thầy bói này vửa mỉm cười, ông ta nghĩ chắc lại là một trò bịp bợm nhưng ông Tú cũng không nói gì vì bản thân ông ta cũng tò mò muốn coi thử cho vui, chứ sống đến nhường này tuổi rồi thì mấy ai mà quan tâm tới vẫn mệnh nữa cơ chứ. Người thầy bói mù mở cái tráp ra sợ xoạn một lúc, thế rồi ông ta lấy ra ba đồng tiền cổ, một cái bát và một cái đĩa. Người thấy bói này cho tiền lên đĩa, úp bát lại và ngồi thu chân ngay ngắn. Người thầy bói mở lời:

– Thế ông muốn coi cái gì?

Ông Tú nhìn người thầy bói mù mà mỉm cười:

– Thầy muốn coi gì cũng được à.

Người thầy bói này ra vẻ ngạc nhiên và thú vị lắm, thế rồi người thầy bói bảo ông Tú đưa tay ra. Người thầy bói này sờ nắn tay của ông Tu một lúc thế rồi ông ta nói:

– Tay ông rất là mềm mại, tôi nói ông làm nghề vải, thêm vào đó bàn tay không hề bị trai, chắc chắn gia đình ông thuộc vào loại giầu có.

Ông Tú gật gù đáp:

– Đúng lắm … nói tiếp đi.

Thế rồi người thầy bói ngửa bàn tay của ông Tú ra mà bắt mạch, ông ta nói:

– Tôi nói ông cũng già rồi, ít nhất cũng phải tám mươi tuổi có đùng không?

Ông Tú nghe thấy người thầy bói này nói vậy thì vô cùng ngạc nhiên, quả thực không ngờ là người coi bói mù này cũng có chút tài cán. Chợt ông Tú như nhận ra một điều là biết đâu người này chỉ giả mù. Nghĩ đến đây ông Tú chỉ mỉm cười và đoán là như vậy. Sau khi coi xong tay của ông Tú, người thầy bói này bắt đầu cầm cái bát lên và xóc những đồng tiền. Đủ bẩy nhịp thì ông ta mở đĩa ra và đưa tay sờ lên