
Tác giả: Mộc Phạn
Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015
Lượt xem: 1341869
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1869 lượt.
br>Lần này, Tô Thiêm Cơ không với lấy bao thuốcn ữa mà cầm lấy chai nước, uống vài ngụm làm mát cổ họng rồi bắt đầu kể về câu chuyện giữa cô và Kiều Duy Nhạc. Ý tốt của Thả Hỷ ban nãy khiến cô cảm thấy muốn kể lại mọi chuyện cho Thả Hỷ nghe.
***
Tô Thiêm Cơ vốn thông minh từ nhỏ, sau hi đỗ vào cấp ba, việc học hành đối với cô trở nên vô cùng đơn giản, thi cử dù qua quýt thế nào thì thành tích vẫn xếp thứ nhất nhưng điều đó khiến Tô Thiêm Cơ chẳng cảm thấy thú vị gì cả. Sau đó, cô bước vào thời kỳ nổi loạn, trở nên cực kỳ tương phản với hình tượng một học sinh ngoan. Sự phủ định bản thân ấy khiến Tô Thiêm Cơ lần đầu tiên tiếp xúc với những lĩnh vực và những loại người mà cô chưa hề biết đến. Tô Thiêm Cơ không chỉ dẫn đầu về thành tích học tập mà còn trở thành “bá chủ” trong trường học. Vị thế “bá chủ” đó đã giúp cô học được cả kỹ năng đánh nhau, với Tô Thiêm Cơ, đánh nhau cũng không quá khó khăn. Bất cứ ai muốn đến trường học gây sự đều không qua được cửa ải của cô. Vì vậy, ít lâu sau, Tô Thiêm Cơ đã có một biệt danh vô cùng vẻ vang – Vô địch.
Đương nhiên, Tô Thiêm Cơ cũng khiến thầy cô giáo vô cùng đau đầu còn bố mẹ thì hết sức đau lòng. Trong mọi kỳ thi, kiểm tra, cô luôn là người đầu tiên nộp bài. Nhưng thi xong cô lại dẫn đầu một đám ra ngoài sân vận động hút thuốc. Đốt sách, đến muộn, về sớm, đêm tối không về nhà ngủ.... ngoài thành tích tốt ra, cô chẳng còn cái gì khác tốt cả. Tuy nhiên, cũng chính vì thành tích học tập tốt của cô mà nhà trường mới có thể khoan dung cho cô một cách vô giới hạn như vậy. Dù sao tỉ lệ lên lớp vẫn là yếu tố quyết định sinh mệnh của một trường học. Còn bố mẹ Tô Thiêm Cơ, họ không giống ban giám hiệu nhà trường, họ không khoan dung và càng không sao hiểu đwocj một người con ngoan ngõa như cô tại sao lại trở nên nổi loạn như vậy. Thậm chí vào một kỳ nghỉ hè, bố mẹ Tô Thiêm Cơ còn gửi cô đến học ở một trường giốgn như trại huấn luyện nhằm uốn nắn lại mọi hành vi của cô. Kết quả là sau kỳ nghỉ hè, Tô Thiêm Cơ lại càng không coi các thầy cô giáo trong trường huấn luyện đó ra gì, còn đám học sinh ở đó thì vô cùng khâm phục cô.
Cũng từ đó, Tô Thiêm bắt đầu tự kiếm tiền nuôi bản thân, cô không về nhà nữa. Tô Thiêm Cơ không giống những đứa trẻ khác, cô không trách bố mẹ đã không hiểu mình và cũng không hận họ. Cô chỉ biết rằng bố mẹ cô đã rất thất vọng, nhưng sự thất vọng đó cô không thể chữa lành, thà rằng dứt khoát vứt bỏ cho xong. Năm Tô Thiêm Cơ học lớp mười hai, cô không còn kéo bè kết đảng, không tham gia một cuộc đánh nhau nào nữa, tất cả thời gian ngoài giờ học, cô tranh thủ kiếm tiền. Tô Thiêm Cơ muốn tự nuôi mình học đại học.
Tuy nhiên, thế nào là giang hồ? Giang hồ là nơi mà con người không thể nhất nhất làm theo ý mình. Mặc dù trong thời gian chơi bời quậy phá, Tô Thiêm Cơ không hề đắc tội với nhân vật khét tiếng nào nhưng tiếng tăm của cô quá lớn, quá ly kỳ, điều đó mang lại cho cô khá nhiều phiền toái. Một Tô Thiêm Cơ “bá chủ Vô địch” chưa từng thất bại trong các cuộc thi nào luôn là một ngọn cờ mà nhiều ngowif muốn hạ xuống. Bên ngoài rõ ràng có nhiều người đang thèm nhỏ dãi địa vị đứng đầu của cô, bên trong cũng có người nhìn chòng chọc vào vị trí của cô, muốn mua chuộc hoặc đạp đổ cô. Việc muốn cho cô một phen biết tay đã trở thành một thành tích vô cùng bất hảo mà giới giang hồ đua nhau thực hiện bằng được.
Tô Thiêm Cơ và Kiều Duy Nhạc quen nhau tỏng một hoàn cảnh rất đặc biệt.
Lúc đó, Kiều Duy Nhạc vừa tốt nghiệp đại học, Ngô Hoạch đã sang Đức. Kiều Duy Nhạc rất muốn cùng Triệu Vĩ Hàng đi uống rượu, uống nhiều, uống say rồi thì cóc thể gỡ bỏ cái mặt nạ kia ra, nói được hết nỗi lòng đã giấu kín bao lâu nay sẽ cảm thấy thỏai mái hơn. Nhưng Triệu Vĩ Hàng nhất định không chịu đi cùng, không những thế, một giọt rượu cũng không đụng tới. Vĩ Hàng lúc đó theo đuổi một cuộc sống cực kỳ nghiêm túc, quy củ , bỏ mặc Kiều Duy Nhạc sang một bên, không hề đả động đến.
Kiều Duy Nhạc luôn yêu cầu bản thân phải thấu tình đạt lý, không có Triệu Vĩ Hàng để danh chính ngôn thuận trút bỏ nỗi lòng, anh bèn một mình nhẫn nhục chịu đnựg. Một hôm, vào buổi tối, đang lái xe lòng vòng trên đường phố, Kiều Duy Nhạc nhìn thấy một đám nam sinh tay cầm gậy gộc đang đuổi theo một nữ sinh. Không kịp suy nghĩ, Kiều Duy Nhạc dừng xe rồi lao thẳng vào đám nam sinh kia. Đánh người hoặc bị người khác đánh dù sao cũng còn hơn cảm giác không thấy mình đang tồn tại, hơn nữa, anh lại đang muốn có cảm giác đó.
Kiều Duy Nhạc lập tức bị đám nam sinh kia vây lại. Một mình anh không đánh nổi bọn chúng, một chọi đám đông, dù nắm đấm của anh có mạnh đến mấy cũng nhanh chóng bị rơi vào thế hạ phong, không thể nào xoay chuyển tình thế. Kiều Duy Nhạc vừa cố sức chống đỡ vừa hy vọng cô gái kia nhanh chóng báo cảnh sát. Thư giãn gân cốt một chút và bị thương là hai khái niệm hoàn toàn khác nhau. Tuy nhiên, cho tới khi Kiều Duy Nhạc thực sự bị đánh gục, anh vẫn không nghe thấy tiếng còi quen thuộc của cảnh sát tới giải cứu cho mình. Lần đầu tiên trong đời làm anh hùng, Kiều Duy Nhạc đã c