
Tác giả: Hồ Điệp Seba
Ngày cập nhật: 02:55 22/12/2015
Lượt xem: 1341370
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1370 lượt.
u trữ tại một nơi bí mật, mỗi thế hệ Trần gia sẽ đề bạt chọn ra một Thủ khóa nữ* ưu tú nhất, để ngăn ngừa những cuốn sách cổ và tinh túy quý giá của Mặc gia bị thất truyền.
(*Thủ khóa nữ: người nắm giữa chìa khóa. Giải thích sơ sơ là: sợ bị tội diệt môn thì sách cổ của Mặc gia sẽ bị thất truyền, vì thế truyền lại cho một người con gái trong tộc nắm giữ chìa khóa cất giấu của gia tộc, vì thời xưa, những người con gái đã gả ra ngoài sẽ không bị liên lụy tội diệt môn)
Trần Thập Nhất trầm mặc một hồi, đoạn căm phẫn nói: “Những tên mọi rợ Bắc Trần kia, mặt dày đến cầu Cự Tử. Cự Tử quá nhân nghĩa rồi, ai cần đồng khí liên chi* với bọn chúng chứ, lúc trước phá cửa sao không nói ‘đồng khí liên chi’ đi?! Coi thường chúng ta? Hừ hừ, đám mọi rợ Bắc Trần chỉ biết vung đao múa kiếm kia còn không biết xấu hổ mà nói bọn chúng mới là chính thống? Là chính thống thì đừng có cầu…”
(*Đồng khí liên chi同氣連枝: Ý là đoàn kết như cây liền cành, muốn nói đến mối quan hệ mật thiết.)
“Được rồi, Thập Nhất ca, muội đã biết.” Trần Thập Thất xua tay.
Đã là chuyện xưa lắc xưa lơ từ mấy trăm năm trước rồi, còn ấm ức gì nữa. Nói trắng ra chính là ‘đạo bất đồng bất tương vi mưu*’. Bắc Trần cấp tiến hơn một chút, cuối cùng trở thành Hiệp Mặc, Nam Trần cẩn thận tử thủ, trở thành Nho Mặc. Nhưng điều khiến cho hai bên lâm vào tình thế như nước với lửa, chính là việc có làm quan trong triều hay không.
(*Đạo bất đồng bất tương vi mưu道不同不相為謀: Không cùng chí hướng, không chung con đường thì không thể cùng nhau gây dựng sự nghiệp… Xuất phát từ luận ngữ “Vệ Linh Công” của Khổng Tử.)
Theo nàng thấy, thật sự cũng chẳng có gì để tranh giành cả. Không phải đều là những đệ tử “Kiêm ái phi công”* của Mặc gia sao? Chẳng qua chỉ là lựa chọn làm hay không làm quan trên triều mà thôi. (kiêm ái phi công: sống yêu thương, phản đối chiến trang)
“Là một Thủ khóa nữ của Bắc Trần.” Trần Thập Thất cảm thán. Bồi dưỡng một Thủ khóa nữ không hề dễ dàng, không phải chỉ bảo vệ một cái chìa khóa là đủ, còn phải đem tinh thông của tất cả sách cổ, lưu giữ lại mồi lửa cuối cùng của cả một thế hệ gia tộc có khả năng sẽ bị sụp đổ (ý chỉ lưu lại tinh hoa của gia tộc). Lúc trước nàng bị loại, cũng là bởi vì nàng chỉ mê đắm y dược, không thể chu toàn mọi bề được.
“Vậy thì cứ đến kinh thành thôi.” Nàng nhàn nhạt nói.
Trần Thập Nhất giận dữ hất đầu, Thập Thất cầm sợi gút thắt kia đong đưa trước mặt hắn. Trần huyện thừa cao lớn oai hùng có danh xưng là “Thần bộ” này, lập tức cúi đầu ủ rũ, thõng vai xuống, thoạt nhìn có chút đáng thương.
***
Chú thích:
*Chủ thuyết Của Mặc Tử, nói gọn là hai chữ “Kiêm ái”. Với tinh thần truyền đạo, Mặc Tử đã đích thân thực tiễn tâm niệm “Kiêm ái”, nhưng chưa xây đựng hoàn chỉnh một hệ thống triết lý “Kiêm ái”, để thiên hạ tâm phục và thi hành.
Sở dĩ Mặc Tử có được một địa vị quan trọng trên lịch sử văn hóa cổ Trung Quốc, không do vai trò nhà triết học hay nhà tôn giáo, mà là nhờ ý chí chống xâm lăng, bằng chủ trương “Phi công” (kịch liệt phản đối chiến tranh), với nhiệt tình cứu thế, nghị lực thực hành và tinh thần hy sinh cao cả, đã cảm động đến muôn đời.
Mặc Tử xuất thân hàn vi, tuy sinh trưởng tại Lỗ, một nước bảo tồn hơn bất cứ nước nào hết, nền văn hóa nhà Chu, và đã từng theo học đạo Nho, nhưng không chủ trương chấn hưng văn hóa nhà Chu như Khổng Tử, mà là đi theo con đường cải cách tích cực, mong tạo dựng được một xã hội mới, an bình, có lợi cho giới bình dân.
Với lòng bác ái vị tha, Mặc Tử đã bôn ba giữa các nước, khẩn thiết kêu gọi “Kiêm ái phi công”.
(tra wiki để biết thêm về Mặc Tử nhé)
MTY: Kiêm ái phi công: có thể hiểu là: nhân ái, phản đối chiến tranh.
Sở dĩ các đệ tử của Mặc gia khinh thường vào triều làm quan cũng là một phần do xuất thân hàn vi của ông.
Trời mùa hè sau cơn mưa to luôn trôi qua nhanh hơn. Sau cơn mưa, đất trời trong trẻo, trời đã ngã về tây, ráng chiều bắt đầu nhuộm đỏ lên bầu trời trong xanh.
Lo lắng cho những vị khách đến từ xa phải đợi lâu, Trần Thập Thất bèn chọn cưỡi ngựa, không cưỡi con lừa mà nàng thường dùng.
Đã ba năm từ khi chết hụt qua đại kiếp nạn kia, cho dù đã châm cứu, uống thuốc, luyện tập, hai chân nàng vẫn còn có chút tê dại vô lực, không điều khiển ngựa chạy nhanh như bay được, nhưng bước nhanh thì vẫn có thể. Mặc dù lên xuống ngựa vẫn cần Thập Nhất ca đỡ, nhưng nàng cưỡi ngựa rốt cuộc cũng xem như không tệ, còn có thể theo kịp ngựa của Thập Nhất ca. Thế là trước khi cổng thành đóng lại, hai người giục ngựa chạy vào huyện thành Sơn Dương.
Hơn mười mấy người của tộc Bắc Trần chạy rầm rập tới, thái độ kính cẩn, phong thái nghiêm nghị, khiến nàng giật mình.
uy ăn mặc cải trang như hạ nhân, nhưng bắt gặp nút thắt đeo bên hông bọn họ, hiển nhiên là Bộ khúc* thiếp thân của Cự Tử Bắc Trần, là những tử sĩ trung kiên nhất.
Không ngờ những Bộ khúc Bắc Trần này càng thêm cung kính cúi đầu thi lễ với nàng, “Phụng lệnh Cự Tử, chúng nô tài hết thảy đều nghe theo Thập Thất nươn