
Tác giả: Bạch Lạc Mai
Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015
Lượt xem: 134778
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/778 lượt.
n trải qua một quá trình gian nan.
Hạnh phúc hay không, đã không còn quan trọng. Có thể đi đến cùng hay không, cũng không còn gì đáng nói. Khi thề đoạn tuyệt với hồng trần, cô đã dự định không quay lại nữa. Gia thế hiển hách, quý tộc sa sút, quá khứ rạng rỡ, đều chỉ như nước chảy bèo trôi. Những người dốc hết tâm tư để mưu tính kết cục cho bản thân kỳ thực lại sớm bị vận mệnh sắp đặt. Chẳng thà làm một người nhạt nhẽo, dù cho thế sự bãi bể hóa nương dâu, ta vẫn ung dung, chẳng buồn đau tiếc nuối.
Ngày tháng vốn nên đơn sơ mộc mạc như thế, là thời gian thao túng chúng ta quá nhiều, nên mới cho chúng ta dũng khí xông pha giang hồ, cho chúng ta quyết tâm đi khắp sơn hà. Nhưng, năm tháng cuối cùng vẫn không chịu buông tha, bạn đi qua một núi một sông, thì phải trả lại bằng một sớm một chiều. Nhiều khi, những tưởng hạnh phúc đã chạm tay, nhưng nó lại ở bên ngoài song cửa, phải đợi đến lúc bình minh khi ráng trời xé tan đêm tối, mới có thể gõ cửa bước vào.
Vào những năm tháng tươi đẹp nhất của thuở ban đầu, cô đã viết một câu thế này: “Sinh mệnh là một chiếc áo hoa mỹ, mà trên đó lúc nhúc những con bọ”. Phải là một người con gái sáng suốt thế nào, mới có thể hiểu thấu đáo như thế. Phải chăng cô thực sự là một kỳ nữ, có thể nung nấu chữ nghĩa bàn luận vận mệnh, bói được quẻ bói kiếp trước đời này? Cô hiểu rõ, đời người không phải là Đường thi Tống từ, không phải là Dương xuân Bạch tuyết[5'>. Cho nên nếu có một ngày, gặp phải muôn vàn bất hạnh, cũng là điều bình thường. Với cô, trần thế chẳng qua chỉ là một chiếc sườn xám che thân, cởi ra rồi nó cũng chẳng là gì.
[5'>Dương xuân bạch tuyết: Một khúc cổ cầm, là một trong thập đại danh khúc, được dùng so sánh với nghệ thuật cao thâm.
Văn chương của cô giống như một cây kiếm diễm lệ mà lạnh lẽo, còn cô là “lâm thủy chiếu hoa”, tao nhã vung cây kiếm của mình lên là có thể lay động vẻ rực rỡ của hoa tươi, cũng có thể nghiền vụn hào quang của trăng sáng. Nếu nói cô đã từng lạc bước vào biển hoa, thì cũng chỉ vì để tác thành cho mùa hoa muôn hồng ngàn tía. Trên con đường vội vã, một lần gặp gỡ thoáng chốc đã quay đầu, cũng chỉ có bóng dáng còn lưu lại của con chim hồng kinh hãi trong phút chốc. Không phải cô quay đi quá vội, mà là không có ai đáng để cô đợi đến lúc chiều tà.
Là vạn non nghìn nước đều đã đi qua đó, là gió xuân lầm lỡ một đời đó. Cho dù thế sự vẫn như xưa, nhưng cô không sợ gì nữa, khi không có gì để nhớ, níu kéo chỉ là thừa. Lòng như được mưa đêm gột rửa bụi trần, thật sự đã sạch sẽ rồi. Cô khiến bản thân cô độc dứt bỏ cuộc đời, sống đến tóc bạc da mồi, sống đến quên cả dáng hình năm xưa của bản thân, thậm chí quên cả họ tên. Triệt để như thế, cũng chỉ có Trương Ái Linh. Có thể coi bản thân mình là duy nhất, có thể cô độc như thế, quả là đức hạnh cao quý.
Vào cái đêm trăng tròn mười sáu năm trước đó, cô chìm vào giấc ngủ nặng nề, và rồi không bao giờ tỉnh lại nữa. Đêm đó tĩnh lặng vô cùng, dường như nghe thấy cả tiếng hạt bụi rớt xuống mặt đất. Rất nhiều người phỏng đoán, sau khi tái sinh, rốt cuộc Trương Ái Linh đã đi đâu, đã hóa thành gì? Còn tôi đến nay vẫn tin rằng, không có bất cứ sinh vật nào có thể thay thế cô. Người con gái như thế, căn bản không cần đầu thai, chỉ một kiếp là đủ.
Hết thảy chúng sinh đều hữu tình, hết thảy chúng sinh đều có quá khứ. Nguyện lúc này bình lặng, nhưng khi khác rạng ngời. Duy chỉ thực sự có được, mới không phụ năm tháng một đời. Gió mây xoay vần, lại là tiết thu trong lành. Có lẽ chúng ta nên thực sự tin rằng, người con gái tên gọi Trương Ái Linh ấy, đã vận một chiếc sườn xám diễm lệ, đi xuyên qua mưa khói Dân Quốc, đi xuyên qua những ngõ dài hun hút của Thượng Hải, và đang chậm rãi bước về phía chúng ta.
Trâm anh thế tộc
Trong ký ức của người già, vầng trăng ba mươi năm trước tươi vui, to tròn và trắng sáng hơn vầng trăng hiện tại; nhưng sau chặng đường gian khổ ba mươi năm, nhìn lại, ánh trăng dẫu có lung linh hơn, thì cũng khó tránh đượm chút thê lương[1'>.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
[1'> Trích Cái gông vàng của Trương Ái Linh, Trần Quang Đức dịch.
Ráng chiều cô lẻ, nước thu trong veo. Ngồi tựa bên song cửa cũ kỹ, nhìn hoa rơi mưa bay, lại thấy trăng sáng giữa trời, cuối cùng hiểu ra, chỉ cần nội tâm thấu suốt, cho dù thân ở thời loạn, gió mây ập tới, ngày tháng vẫn có thể giản đơn, tĩnh lặng và sáng sủa. Lý Bạch có thơ rằng:
Chúng ta có thể tưởng tượng vào năm đó, tòa nhà ấy đẳng cấp đến nhường nào. Hoa viên tao nhã, sinh sống an nhàn, những nơi ánh nắng mặt trời chiếu rọi đến cỏ cây đều xanh tốt. Lịch sử đổi thay, thời gian mấy mươi năm, đã biến rất nhiều dòng tộc, gia đình giàu có như vậy trở thành cát bụi. Từ đây, triều đại lại có thêm một vết thương ngầm sâu kín chẳng thể chạm tới được. Chính trong tòa nhà cổ xưa đó, Trương Ái Linh vẫn còn có thể cảm nhận được hơi ấm sót lại của tiền nhân. Chỉ là quá khứ huy hoàng đã không thể tồn tại nữa.
Sau này, Trương Ái Linh từng nói rất xúc động rằng: “Tôi