XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi

Bởi Vì Thấu Hiểu Cho Nên Từ Bi

Tác giả: Bạch Lạc Mai

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 134780

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/780 lượt.

ẽ. Ông muốn dùng một loại niềm vui khác một trời một vực với lý tưởng của mình, để tự làm tê liệt bản thân. Trương Ái Linh cũng giống cha mình, kế thừa huyết thống quý tộc rơi rớt, dùng phương thức của riêng mình, tiếp tục sống một cách vừa hèn mọn vừa cao ngạo. Chỉ là rốt cuộc họ vẫn không sống trong thời đại của Lý Hồng Chương, cho nên sự vinh nhục của họ không hề liên quan trực tiếp. Cả cuộc đời của họ, chưa từng được sống giàu có một cách thực sự.
[4'> Người trung thành với triều đại trước.
Mẫu thân của Trương Ái Linh là Hoàng Tố Quỳnh, cũng là một thiên kim tiểu thư con nhà danh giá. Nhưng bà không hề tình nguyện trước cuộc hôn nhân do gia tộc sắp đặt này. Chưa từng được học trong trường học thế hệ mới, thậm chí vẫn còn bó chân, nhưng bà khước từ sự cổ hủ, khát vọng cái mới, sùng bái sự độc lập, không muốn phụ thuộc vào một người đàn ông như Trương Đình Trọng. Trương Ái Linh cũng từng nói mẹ cô là “gót sen ba tấc bước qua hai thời đại”.
Hoàng Tố Quỳnh đã bị lây nhiễm những sự vật mới của phong trào Ngũ Tứ, trở thành một người phụ nữ thời thượng của thời kì đầu Dân Quốc. Cũng vì sự quả cảm mà cuộc đời sau này của bà sinh ra biết bao sự kinh ngạc không ngờ. Nhìn bức ảnh đen trắng của Hoàng Tố Quỳnh, dung mạo thanh tú, ánh mắt sâu thẳm, toát lên một vẻ cô độc cao ngạo và cao xa. Người phụ nữ như thế, làm sao có thể chịu đựng được cuộc sống kiểu sống say chết mộng như Trương Đình Trọng? Có lẽ để duy trì cuộc hôn nhân này, vì nghĩ cho con cái, mà bà đã thử khuyên nhủ, cấm đoán, cố gắng, nhưng Trương Đình Trọng khi đó đã nghiện thuốc phiện quá nặng, dù muốn quay đầu, cũng đành lực bất tòng tâm.
Cho nên, Hoàng Tố Quỳnh lòng đã nguội lạnh, tự tìm nguồn vui cho mình, bỏ công sức học piano, học ngoại ngữ, học cắt may. Mặc kệ Trương Đình Trọng nhốt mình hút thuốc nhả khói mù mịt trong phòng, nạp thiếp hay chơi gái bên ngoài, bà đều chưa từng hỏi đến. Bất cứ lời căn vặn hay nhắc nhở nào, đều là phiền toái. Hoàng Tố Quỳnh không chỉ không quan tâm đến chồng, mà thậm chí còn nỡ bỏ rơi hai đứa con, bắt đầu cuộc sống của riêng mình.
Người cô của Trương Ái Linh – Trương Mậu Uyên – cũng là một người phụ nữ thế hệ mới. Bà cũng không vừa mắt với sự hủ bại của Trương Đình Trọng, anh mình, và khá hợp với chị dâu Hoàng Tố Quỳnh. Tình cảm gắn bó như chị em gái giữa họ đã mang lại ít nhiều không khí tươi mới cho gia đình trầm uất này. Người cô Trương Mậu Uyên đã mang đến vô vàn tình cảm trìu mến và dịu dàng cho cuộc đời sau này của Trương Ái Linh. Trương Ái Linh từng kể rằng: “Con người thời loạn, sống ngày nào hay ngày ấy, không có mái nhà thực sự. Thế nhưng, mái nhà của cô tôi lại mang đến cho tôi một cảm giác vĩnh viễn lâu dài”.
Mặc dù, trong con người Trương Ái Linh chảy tràn dòng máu quý tộc, nhưng trong gia tộc chưa từng bừng nở mà đã tàn lụi này, cuộc đời của cô chắc chắn đã có thêm rất nhiều kịch tính. Trước sau tôi vẫn tin rằng, tài hoa của một người không hề liên quan đến sự ra đời của người đó, hết thảy nhân quả, đều có duyên từ kiếp trước. Há không biết, vị thần của vận mệnh đã sớm đợi chờ trên ngã rẽ mà bạn buộc phải đi qua trong kiếp này, không hẹn mà gặp bạn. Sau đó dùng phương thức mà ngài xác định, quyết định cả đời bạn. Trương Ái Linh, ngôi sao ban sớm sáng lấp lánh này, cũng không thoát khỏi tháng ngày êm dịu, không trốn nổi mọi loại kiếp số của trần thế.






Vẻ xuân muộn màng
Tuổi thơ đằng đẵng vô tận, giống như vui vẻ sống năm này qua năm khác, tôi nghĩ rất nhiều người có cảm giác ấy. Sau đó, thời kỳ trưởng thành đầy lận đận, cũng trôi qua thật chậm, nhìn mãi không thấy điểm kết, mà trong mắt ngập tràn nỗi thê lương.
(Trương Ái Linh ngữ lục)
Núi xuân như mực, liễu rủ ven cầu. Mây trắng nhô trên núi cao, nhim mỏi quay về tìm tổ. Hái một bó hoa dại không biết tên, đóng một chiếc xích đu bằng cây tử đằng, ngắm mấy con chim én xây tổ, thủ thỉ chuyện trò cùng vài chú kiến. Ngày tháng tươi đẹp như thế, giống như được cất giữ trong ký ức của một thứ gọi là tuổi thơ. Dài đằng đẵng, không trở lại và không gặp lại.
Ai cũng có những tháng ngày tuổi thơ thuộc về riêng mình. Dù bất hạnh hay may mắn, nhưng vui vẻ vẫn nhiều hơn khổ đau. Bởi, mặc cho thế sự đảo điên, trái tim thơ dại ấy trước sau vẫn sáng trong như gương, thuần khiết và tươi đẹp. Tuổi thiếu niên bắt đầu từ mơ ước hóa thành mưa rớt trên tàu lá chuối, từ khi làm thơ phú để bộc bạch nỗi sầu. Quá trình tưởng thành kéo dài sau đó, giống như mùa mưa phùn ở Giang Nam, không sao nhìn thấy được trời hửng nắng. Còn những ngày tháng sau đó thấm thoắt trôi qua, nói già là già luôn rồi.
Trong cuốn Chuyện riêng, Trương Ái Linh viết: “Tôi còn nhớ buổi sớm mỗi ngày, người hầu gái bế tôi lên giường bà ấy, đó là một chiếc giường đồng, tôi trèo lên chiếc chăn gấm xanh kẻ ô vuông, cùng bà đọc thuộc những bài thơ Đường lung tung lộn xộn. Khi bà ấy mới ngủ dậy thường bực dọc, phải chơi với tôi một lúc lâu mới vui vẻ phấn chấn lên được”. “Bà ấy” ở đây chính là mẹ của