Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Bốn Năm Phấn Hồng

Bốn Năm Phấn Hồng

Tác giả: Dịch Phấn Hàn

Ngày cập nhật: 04:05 22/12/2015

Lượt xem: 134817

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/817 lượt.

ch bị phá bỏ, những người phụ nữ đó cũng có thể coi là có những ngày bình yên rồi. MỌi người đều không có thời gian tranh cãi với họ, sợ rằng "nghêu sò đánh nhau, ngư ông đắc lợi". Sợ rằng như vậy sẽ cho kẻ trộm có thêm thời gian để gây án. Tôi đã từng hoài nghi rằng việc phá bỏ chỗ gửi cặp sách không biết có phải là hành động lén lút của mấy cô mấy bà hay đó là kiến nghị mang tính xây dựng của họ với cấp trên, nhằm mục đích giảm bớt áp lực cho họ từ những cuộc cãi vã. Ôm vài cuốn tiểu thuyết vừa mượn, tôi rảo bước ra cửa. Khi đó trong hành lang không có một ai. Thậm chí là có vẻ tĩnh lặng lạ thường.
Khi vừa mới bước vào đại học, vì không hài lòng với kết quả thi của mình, nên cho dù nguyên nhân bắt nguồn từ đâu thì trường đại học mà tôi sẽ vào còn kém xa mục tiêu của tôi. Thế nên thi nghiên cứu sinh là mục tiêu cuối cùng trong suốt bốn năm đại học của tôi. Thật không may là tôi lại rơi vào trường đại học này. Vô số các sinh viên giống như tôi và bạn, cũng có một ngày phát hiện ra rằng mình bắt đầu trốn học, có một ngày phát hiện ra rằng dường như mình không thể học bất cứ điều gì trên giảng đường đại học. Vậy mà đến kì thi cũng chẳng hề có áp lực nào vì bài thi trên thực tế rất đơn giản. Thế là quen ngủ đến chín, mười giờ, quen với việc mỗi ngày chỉ lên lớp hai tiết, quen với việc chưa thi thì chưa đọc sách. Tiếng Anh thì mỗi năm học lại kém đi, điểm số bốn năm học thì cứ năm này kém hơn năm trước, trải qua bốn năm đại học nhưng càng ngày càng cảm thấy vô vọng. Cũng có đôi lúc chúng tôi nhận thức được điều này, nhận thức thấy sự sa đoạ, chán chường uể oải của bản thân nhưng chính chúng tôi cũng không nhớ ra là mình lạc đường từ bao giờ và từ ngã rẽ nào. Có lẽ bắt đầu từ mấy lần đi chơi thâu đêm, mà cũng có thể là do mấy cô nàng xinh xắn hay mấy anh chàng đẹp trai dụ dỗ. Chúng tôi đang đứng tại điểm chuyển tiếp giữa trường học và xã hội, nhìn bốn phía đều cảm thấy mù mờ. Sau sự ngỡ ngàng đó thì đã có một bộ phận sinh viên nhanh chóng tỉnh ngộ và hối cải, không chút do dự quyết định thi nghiên cứu sinh. Còn một số khác thì vẫn cố giư ccái sai chứ không chịu tỉnh ngộ, đã sai thì cho sai luôn. Cho nên năm thứ ba đại học đã trở thành một ranh giới mong manh. Chìm đắm mãi mãi hoặc nhanh chóng tỉnh ngộ. Một buổi tối của học kì hai năm thứ ba, trước lúc đi ngủ, mọi người lại bàn về chuyện thi nghiên cứu sinh. Tô Tiêu nói: "Không thi nghiên cứu sinh thì làm được gì?" Trần Thuỷ thì nói: "Tớ nhất định phải thi nghiên cứu sinh, thi không đỗ thì chết".
Trịnh Thuấn Ngôn bảo rằng: "Mình chưa bao giờ từ bỏ ý định thi nghiên cứu sinh". Ba người bọn họ thảo luận rất tỉ mỉ, cụ thể về chuyện thi nghiên cứu sinh, họ bàn luận vô cùng sôi nổi khiến cho tôi có cảm giác rằng chỉ có họ mới háo hức như thế, còn tôi thì dường như chẳng mảy may để ý. Bọn họ thảo luận rất lâu rồi mới nhận ra rằng từ đầu tới giờ tôi chưa nói một lời nào. Trịnh Thuấn Ngôn hỏi: "Phấn Hàn, cậu thì thế nào?" "Tớ ư?" Tôi như vừa tỉnh dậy sau một giấc mơ và nói rất bình thản: "Không thi." Tiếng nói yếu ớt nhưng kiên định. Bọn họ đều yên lặng. Hình như mọi người đều hết sức kinh ngạc trước câu trả lời của tôi. Có vẻ như tôi bỏ mặc cho nước chảy bèo trôi, cứ thờ ơ nói mặc kệ. Trần Thuỷ hỏi: "Không thi nghiên cứu sinh thì cậu đinh làm gì chứ?" Tôi đáp: "Làm giáo viên. Chúng ta đều theo ngành sư phạm đấy thôi." Tôi không dám nói rằng mình muốn trở thành phóng viên hay biên tập viên vì tôi sợ họ sẽ cười là tôi không biết tự lượng sức mình.
Không ngờ tôi vừa dứt lời thì Trần Thuỷ lập tức nói luôn: "Làm giáo viên? Tớ nói cho mà biết giáo viên bây giờ cũng phải là nghiên cứu sinh, một sinh viên chính quy như cậu thì dạy được gì chứ? Chẳng phải là trước đây cậu đã từng nói muốn làm biên tập viên đó sao. Nói cho cậu biết, nghiên cứu sinh ra trường đều có thể làm chủ biên cả". Cô ấy vẫn cố phát biểu những ý kiến quá khích của mình. Giọng điệu cứ như cô ấy đã là nghiên cứu sinh của một trường đại học có tiếng rồi ấy, còn tôi chỉ là một sinh viên chính quy tồi, cô ta như là lãnh đạo của tôi, còn tôi chỉ có tấm bằng ử nhân nên chỉ là một giáo viên nhỏ bé, một viên chức tồi mà thôi. Dường như tiền đồ tươi sáng của cô ấy với tương lai ảm đạm của tôi đang tạo nên một sự đối lập rõ ràng.
Tôi thực chẳn có lời nào để nói. Nói chuyện mà không hợp nhau thì nửa câu cũng đã là quá nhiều rồi. Bọn họ lại háo hức bàn luận về chuyện thi nghiên cứu sinh. Thi trường nào, thi chuyên ngành nào, tinh thần có vẻ hăm hở lắm. Tôi luôn cho rằng mình rất bình tĩnh, nhưng buổi tối hôm đó đến tận hai giờ sáng vẫn không tài nào chợp mắt được. Cảm giác rất khó chịu. Thực sự là tôi cảm thấy rất buồn. Lời nói của Trần Thuỷ làm tôi thấy mình bị tổn thương. Lẽ nào tôi không muốn thi nghiên cứu sinh? Lẽ nào tôi lại không muốn trau dồi thêm kiến thức, tìm hiểu thêm về nhiều nền văn hoá? Và có lẽ nào tôi thật sự chỉ là kẻ không có chí tiến thủ? Tôi không phải là người như thế, rõ ràng là không phải.
Tôi nghĩ đến cha mẹ tôi, nghĩ đến sự vất vả khó nhọc của họ để tôi được học đại học, nghĩ đến