Ring ring

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Câu Chuyện Ngày Xuân

Câu Chuyện Ngày Xuân

Tác giả: Vương Thiển

Ngày cập nhật: 03:00 22/12/2015

Lượt xem: 1342155

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2155 lượt.

àng. Sau này hiểu rồi, chị nhất định sẽ yêu anh ấy thôi!” Khuôn mặt Tư Tồn bỗng chốc thoáng ửng hồng khi nghe nói tới đó. Yêu ư? Cô đã lớn lên trong một môi trường mà chuyện tình cảm chỉ biết giấu kín trong lòng. Chỉ qua sách vở hay những câu chuyện được truyền lại từ xa xưa, mới biết rằng tình yêu là thứ tình cảm tuyệt với nhất trong cõi nhân gian này. Nếu không, làm sao có chuyện một ngưòi vì yêu mà bất chấp gian nguy, thề nguyền cùng nhau sống chết? Chữ “yêu” thiêng liêng ấy, chẳng biết một ngày nào đó có thể đến với cô và Mặc Trì hay không?
Tịnh Nhiên tươi cười nói tiếp: “Anh em tư chất thông minh, lại ham học, cũng thích thể thao, chơi piano rất cừ, không kiêu ngạo hay ỷ mình là con trai Thị trưởng. Anh luôn vui vẻ giúp đỡ người khác. Hơn nữa, không chỉ tốt bụng mà còn là một thanh niên rất tuân tú nữa đây!” Quả thật, bản thân Tư Tồn chưa từng có cơ hội nhìn kĩ Mặc Trì, nhưng cứ nhìn Tịnh Nhiên xinh đẹp như hoa trước mặt cô đây mà suy ra, hẳn là dung mạo của anh trai Tịnh Nhiên cũng cực kì anh tuấn.
Tịnh Nhiên vẫn thao thao bất tuyệt: “Chị có phát hiện ra rằng, tính khí anh ấy tuy tệ nhưng lại không hề cáu kỉnh với em không?”
Tư Tồn nhớ lại, thấy quả đúng như những gì Tịnh Nhiên nói.
“Chị có biết vì sao không?”, Nụ cười trên môi Tịnh Nhiên dần tắt, giọng cô cũng trầm hẳn xuống: “Bởi, người hại anh ấy mất đi chân trái năm đó chính là em. Vì không muốn em cả đời mang nỗi ăn năn trong lòng mà sống, nên anh lúc nào cũng đối xử tốt với em”.
Tư Tồn ngạc nhiên, mở lớn hai mắt, buột miệng hỏi: “Sao lại là em?”
Tịnh Nhiên vùi mình xuống gối, ánh mắt ngập tràn sự hối hận và tội lỗi. Im lặng một hồi cô mới chầm chậm kể: “Năm 1969, khi đó em mới lên mười, còn anh ấy bước vào tuổi mười ba. Một đêm nọ, ba mẹ bất ngờ bị giáng chức, nhà cửa bị niêm phong, anh trai cùng em và ba phải chuyển đến sống tại ngôi làng của chú Cù, là thư kí trước đây của ba em”.
Sinh ra và lớn lên ở nông thôn, lại là con gái một gia đình bần nông, Tư Tồn chưa từng gặp phải, thậm chí chưa bao giờ tưởng đến tất cả những điều Tịnh Nhiên nói.
“Chẳng bao lâu sau đó, chú Cù cũng bị giáng chức, còn lại mỗi mình thím ngày ngày nai lưng làm việc, lo bữa ăn cho cả hai gia đình. Nhờ vậy, nhà em mới không bị chết đái. Còn nhớ, ngày đó, trẻ em trên phô" đều được tham gia lực lượng Hồng vệ binh hoặc Hồng tiểu binh, nhưng em và anh trai đều không có tư cách tham gia. Bởi ba mẹ bị xếp vào hàng lãnh đạo Tẩu tư phái2, bản thân bọn em thuộc vào nhóm “Năm phần tử xấu”3. Bọn trẻ đứa nào đứa nấy cũng ức hiếp em, thế nên anh đã đánh nhau với bọn chúng không ít lần. Hồi ấy, tuy vóc người anh cao to, khỏe mạnh nhưng tụi trẻ đó ỷ đông hiếp yếu, đánh anh đến bầm dập cả mặt mày. Đêm đêm, khi em chỉ biết trốn dưới chăn để khóc, anh đến bên dỗ dành và nói rằng: “Bất kể thế nào, anh cũng sẽ không rời xa, sẽ luôn bên cạnh bảo vệ em”.
Tư Tồn chăm chú nghe Tịnh Nhiên kể. Cô không ngờ rằng, dưới lớp băng giá lạnh ấy lại là một Mặc Trì vì em gái mà sẵn sàng xả thân như vậy.
2. Phái chủ trương đi theo con đường Tư bản chủ nghĩa.
3. Địa chủ, phú nông, phần tử phản cách mạng, phần tử xấu, phần tử theo cánh hữu.
“Bạn bè em đều trở thành Hồng vệ binh, được đeo phù hiệu đỏ, trông vô cùng oai phong. Em quá thích những chiếc phù hiệu xinh xắn ây nên đã xin chúng. Nhưng chúng không những không cho, còn mắng em là loài chó tạp chủng. Tức giận vô cùng, em liền chửi nhau với chúng. Bọn chúng liền lấy đá ném em, lại còn đánh em nữa. Lúc đó, anh ở đâu xuất hiện như một vị thần, đẩy em ra sau, lấy thân mình cản những viên đá đang rào rào ném tới, rồi kéo em chạy về nhà. Nhưng cả hai chúng em đều không ngờ, phía sau một nhóm Hồng vệ binh đuổi tới, không nghe anh giải thích lấy một lời mà cứ thế cầm thuổng đánh tới tấp. Thấy tình huống không hay, anh đẩy em đi, bảo em mau chạy trốn. Trong cơn hoảng loạn bỏ chạy, em vẫn nhìn thấy vô số nắm đấm, gậy gộc cứ thế trút xuống người anh”.
Vì ẩu đả với Hồng vệ binh, Mặc Trì bị liệt vào tội chính trị và bị tống vào trại tạm giam. Lúc ấy, anh đã bị thương rất nặng, bởi một thân một mình sao có thể chống chọi nổi với đám đông cuồng loạn kia. Trên đầu máu me đầm đìa, toàn thân đầy vết thương, ngực đau đến nghẹn thở, chân phải hình như bị gãy, đau như kim châm muôi xát, nhưng nghiêm trọng nhất vẫn là chân trái vì đầu gối bị thuổng sắt chém sâu nhìn thấu cả xương. Ngưu Côn ở úy ban Cách mạng lại không đồng ý cho bác sĩ đến chữa trị, nên chưa đầy mấy ngày sau, vết thương đã thối rữa rồi bốc mùi.
Thấy anh đáng thương, cai tù liền lén lút rỉ tai, khuyên anh nói vài câu mềm mỏng với Ngưu Côn để có cơ hội được đưa đến bệnh viện, băng bó vết thương, giảm bớt nỗi đau đớn mà anh đang phải gánh chịu. Song lúc đó, Mặc Trì tuổi còn trẻ, rất cứng đầu, không chịu nghe theo, thức ăn cai tù mang tới còn bị anh ném đi. Người cai tù tốt bụng kia rồi cũng không buồn để ý tới anh nữa. Trước giờ, chưa từng thấy anh bướng bỉnh đến ngốc nghếch như vậy bao giờ.
Trong những ngày bị giam cầm, Mặc Trì vẫn ngoan cố dùng cách thức của bản th