Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Câu Chuyện Ngày Xuân

Câu Chuyện Ngày Xuân

Tác giả: Vương Thiển

Ngày cập nhật: 03:00 22/12/2015

Lượt xem: 1342157

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2157 lượt.

ân để chống lại số mệnh. Anh không ăn không uống, chỉ giật mạnh song sắt liên hồi, lớn tiếng đòi tự do và quyền được chữa trị. Ở tuổi mười ba, Mặc Trì không hay biết rằng, chính sự đấu tranh này càng đẩy số phận anh rơi xuống vực thẳm.
Vết thương của Mặc Trì, sau một tuần trong trại giam, bị viêm nhiễm, nghiêm trọng hơn, anh rơi vào hôn mê do thiếu nước. Người cai tù tốt bụng nọ thấy tình cảnh nguy ngập đó, đã xin với cấp trên cho mời bác sĩ đến chữa trị cho anh.
Sau khi được truyền mấy chai nước muối, Mặc Trì có dấu hiệu dần hồi phục nhưng cơ thể vẫn còn sốt rất cao. Bác sĩ chẩn đoán, chân trái của anh bị thương nặng, lại không được cứu chữa kịp thời đã bị hoại tử khiến xương chân chuyển thành màu đen. Không hề bàn bạc cũng như hội chẩn, ông chọn cách được cho là đơn giản mà hữu hiệu nhất: Cưa chân.
Mặc Trì - sau phẫu thuật - tỉnh lại trong đau đớn tột cùng. Từ đó trở đi cũng mất một bên chân, vĩnh viễn trở thành người tàn tật. Anh bị đưa trở lại trại tạm giam, nhưng được người cai tù tốt bụng sắp xếp cho ở cùng hai người tù chính trị khác để họ chăm sóc cho anh. Mặc Trì nằm trên sàn, không hay biết tình trạng của đôi chân, cứ nghĩ mình đã nhận được sự chữa trị, sức khỏe sẽ dần hồi phục.
Hai người bạn tù thấy anh tỉnh lại liền vội vàng lấy nước cho uống. Mặc Trì uốhg nước khó nhọc, giọng khàn đặc: “Đã làm phiền mọi người rồi, cháu nhất định sẽ dưỡng thương thật tốt, không gây thêm phiền phức cho mọi người nữa”. Hai người nghe xong câu này của Mặc Trì, không nén nổi thương cảm liền quay mặt khóc. Đứa trẻ chưa hiểu chuyện gì liền ngọ nguậy người, dựa lưng vào tường, định đưa lời an ủi thì đột nhiên phát hiện chân trái của mình đã bị cưa mất một nửa.
Mặc Trì kinh hãi hét lên. Hai người bạn tù sợ anh tự làm hại bản thân, liều mạng ôm chặt lấy thân hình nhỏ bé ấy. Mặc Trì lúc ấy không ngừng gào thét ầm ĩ: “Các người mau trả lại chân cho tôi, trả lại cho tôi!” Khi đã kêu gào đến kiệt lực, anh tuyệt vọng đổ gục xuống đất, đôi mắt mở to chứa đầy căm hờn cùng phẫn hận.
Vết thương của Mặc Trì không liền được miệng do buồng tạm giam lạnh lẽo thiếu sáng nhưng theo quy định, anh vẫn phải cùng các phạm nhân khác ra ngoài lao động cải tạo. Anh khi ấy yếu đến mức ngồi còn không vững, song người cai tù không thể trái lệnh, vẫn giải anh đến khu lao động. Đó là một khu mỏ lớn, và cồng việc của Mặc Trì là nhặt đá. Anh nằm soài ra đất, khó khăn lắm mới nhấc nổi hòn đá lên, rồi lại phải thêm một lần nữa gồng mình ném chúng vào sọt tre. Mỗi động tác đều kết thúc bằng một hồi thở hổn hển. Mặc Trì khi đó nghiến răng, nỗ lực hết mình để sống. Sống rời khỏi chốn lao tù và bảo vệ cô em gái nhỏ. Mặc dù rất cố gắng nhưng động tác của anh vẫn chậm hơn người khác. Có lần khi đi tuần, Ngưu Côn bắt được cảnh ấy, không nói không rằng đạp thẳng vào chân trái thương tật của anh, trong nháy mắt máu tươi lại loang lổ thấm trên tấm gạc. Dẫu đau đến nghẹt thở, Mặc Trì không biết lúc ấy lấy đâu ra dũng khí và sức mạnh mà loạng choạng đứrìg dậy, lao thẳng vào Ngưu Côn chcíng trả. Không đề phòng, Ngưu Côn có chút bất ngờ, nhưng liền đó, hắn túm lấy Mặc Trì rồi cả hai cùng ngã lăn ra đất.
Sau cú đánh bất ngờ, Ngưu Côn nổi cơn tam bành, bò dậy đạp Mặc Trì một cú trời giáng. Không một ai dám xông vào cản hắn. Đến khi hắn bỏ đi rồi mới có người dè dặt đến bên Mặc Trì đang nằm lại trong vũng máu. Cặp mắt tuy đờ đẫn, nhưng Mặc Trì lạnh lùng gắng gượng bò về phía nhà giam, để lại sau lưng những vệt máu dài.
Vết thương ở chân Mặc Trì bị nhiễm trùng, thậm chí còn gây nguy hiểm đến tính mạng. Vị bác sĩ từng cưa chân cho anh được điều đến khám một lần nữa. Lần này, với sự đãi ngộ tốt hơn, anh được nằm ở phòng y tế. Bên ngoài phòng bệnh, hai Hồng vệ binh luôn luôn canh gác, đề phòng tù nhân thừa cơ trốn thoát.
Sự đau đớn từ vết thương ở chân cộng thêm nỗi phẫn uất trong lòng khiến Mặc Trì không ngừng lớn tiếng la hét hàng đêm. Bác sĩ không thể kiên nhẫn thêm được nữa. Rốt cuộc, tối nào bọn họ cũng cho anh uống vài viên thuốc an thần. Vậy là Mặc Trì đã đạt được mục đích của mình. Anh gom tất cả số thuốc an thần được phát trong hai tuần lại, rồi lợi dụng lúc không ai để ý uống hết một lần. May thay, hôm đó vị bác sĩ kia lần đầu tiên phá lệ đi thăm khám cho anh, vừa hay phát hiện ra chuyện đáng sợ này. Cuối cùng, Mặc Trì cũng tỉnh lại sau một đêm cấp cứu, nhưng từ đó về sau, anh bỗng chốc trở thành một con người vô cùng lặng lẽ, không còn lớn tiếng la hét, ngay cả hé miệng một câu cũng không.
Nằm cùng phòng bệnh với Mặc Trì là người đồng sự cũ của ba anh - chú Lâm. Thương anh, chú quyết định viết một bức thư gửi Tỉnh ủy, xin cho anh được chữa trị cẩn thận. Chẳng bao lâu sau, lãnh đạo tỉnh đưa chỉ thị xuống, cho điều Mặc Trì lên bệnh viện tỉnh, thậm chí còn được kiểm tra và điều trị bằng những máy móc hiện đại thời đó. Nhưng đã muộn màng. So với tuổi thì cơ thể anh phải gánh chịu những vết thương quá nặng, quá sâu. Mặc cho được cứu chữa tận tình, bệnh cũng không thể triệt tiêu tận gốc. Bệnh viêm phổi mãn tính và phong thấp như kí sinh


80s toys - Atari. I still have