80s toys - Atari. I still have

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Chờ Đợi Giọng Nói Của Em

Tác giả: Ngũ Mỹ Trân

Ngày cập nhật: 03:49 22/12/2015

Lượt xem: 134681

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/681 lượt.

khi lên cấp ba, tôi lại cảm thấy chuyện học hành thật vất vả. Còn nhớ lúc lên cấp hai, niềm vui lớn nhất của tôi là được nghe thầy giáo công bố kết quả thi, bởi vì lúc nào tôi cũng là học sinh xếp thứ nhất hoặc thứ nhì của lớp. Thế nhưng bây giờ, số lần thi cử tăng lên chóng mặt, tôi không những không vui vẻ mà còn cảm thấy có một gánh nặng rất lớn về mặt tâm lí. Kết quả học tập của tôi không còn dẫn đầu lớp như trước nữa; rất nhiều bạn (nhất là các bạn nam) trước đây học không bằng tôi, nay đều lần lượt vượt mặt tôi. Đầu óc tôi như đang rơi vào một trạng thái mơ hồ không xác định, thậm chí tôi còn lo rằng bản thân mình không thi đỗ đại học. Điều đó đối với tôi cực kì đáng sợ, bởi thầy cô giáo và bố mẹ gửi gắm vào tôi quá nhiều kì vọng, các bạn trong lớp ai cũng tin chắc rằng tôi sẽ đỗ đại học. Nếu chẳng may để mọi người thất vọng, tôi còn mặt mũi nào sống trên đời này nữa?
Tình hình học tập của tôi ngày một thảm hại. Cô giáo chủ nhiệm cho gọi tôi lên hỏi han tình hình. Cô hỏi tôi lí do của sự sa sút này, tôi nói tôi cũng không biết, không hiểu được là vì sao nữa, chỉ cảm thấy mình học sút đi. Cô chủ nhiệm đột nhiên nhắc đến chuyện tôi qua lại với một anh lớp trên, nghe giọng điệu có vẻ như đang dò xét tôi vậy. Tôi rất bực bội. Tôi và anh ấy chẳng qua chỉ là quan hệ bạn bè bình thường. Anh ấy là anh họ của bạn thân tôi. Tôi quen và chơi với anh ấy trong một dịp nhà trường tổ chức đi tham quan hai ngày. Chúng tôi thường xuyên nói chuyện điện thoại, thỉnh thoảng còn viết thư cho nhau. Mặc dù cùng học một trường nhưng chúng tôi rất thích liên lạc với nhau bằng thư từ, bởi có rất nhiều điều không tiện nói thẳng trước mặt, nhưng lại rất dễ dàng nói ra khi viết thư. Trong thư chúng tôi không bao giờ đề cập đến vấn đề yêu đương; quan hệ giữa chúng tôi vẫn chưa phát triển đến mức đó. Tôi nói sự thật cho cô giáo chủ nhiệm nghe, nhưng cô hoàn toàn không tin lời tôi, còn cảnh cáo tôi rằng: “Đây là thời kỳ rất quan trọng, đừng để những thứ tình cảm trẻ con đó làm ảnh hưởng đến chuyện học hành!”
Lúc tôi về đến nhà, bố tôi đã ngồi đợi tôi rồi. Hóa ra cô giáo chủ nhiệm đã gọi điện nói chuyện với bố tôi. Bố tôi là một người tính tình nóng nảy, bình thường tôi cũng hơi sợ bố. Mặc dù bố hay nổi cáu với mọi người nhưng bố rất yêu thương tôi. Vậy mà hôm nay, tôi với bước chân vào nhà, bố đã quát tháo ầm ĩ, còn nói những điều rất khó nghe. Tôi cảm thấy mình chẳng còn chút tự trọng nào nữa. Tôi không nói bất cứ điều gì để biện hộ cho mình, bởi tôi biết dù tôi có nói gì thì người lớn cũng không tin. Bố mắng tôi một thôi một hồi, cấm tôi không được chơi bời với con trai. Tôi đành ậm ừ cho qua chuyện. Nhưng như vậy vẫn chưa đủ, bố chưa nguôi cơn giận, bố còn xông vào phòng tôi, bắt tôi phải mở ngăn kéo tủ của mình, mang tất cả thư từ, thiệp chúc mừng, cả nhật ký, băng đài của tôi nữa. Tôi nhìn bố như nhìn một bạo chúa. Lần đầu tiên trong đời, tôi cảm thấy thất vọng và hụt hẫng về gia đình mình. Ở đây, tôi không có quyền tự do biện hộ cho mình, bất cứ lúc nào cũng có thể bị cướp đi lòng tự trọng, ngay kể cả những đồ vật mà tôi yêu quý cũng bị cho là những thứ xấu xa, đáng vứt bỏ hết... Hôm đó, tôi nhốt mình trong phòng và khóc rất to. Mặc cho mẹ gọi cửa, tôi nhất định không chịu ra. Bố còn ở đó quát lên: “Mặc kệ nó, cho nó chết đói. Tôi không cần một đứa con gái kém cỏi như vậy.”
Bài học thuộc lòng thường là những bài văn cổ vừa dài vừa khó. Mọi người ai nấy đều xin tôi hãy “giơ cao đánh khẽ”. Tôi đắc ý cười nói: “Đừng nhiều lời, cố mà học đi”. Có năm hay sáu bạn học kém đến kỳ lạ, làm thế nào cũng không thể thuộc bài. Nhìn khuôn mặt méo xệch của họ, tôi lại không nỡ nhẫn tâm. Thế là tôi liền cho họ qua hết. Mọi người ai nấy đều vui mừng. Cô giáo tôi cũng tỏ ra rất hài lòng.
Thế nhưng trong lớp đã có người mách cô giáo chủ nhiệm. Cô gọi tôi lên nói chuyện. Tôi không giải thích gì vì biết mình là người có lỗi. Tôi cũng không định trốn tránh, hay mong thoát tội, cũng không có cách nào giải thích với cô giáo.
Cô giáo chủ nhiệm tuyên bố trước lớp rằng tôi bao che cho các bạn khác nên sẽ bị cách chức lớp trưởng. Mấy người bạn làm tôi bị liên lụy cảm thấy áy náy, liền chạy đến xin lỗi tôi. Nhưng tôi chẳng thấy buồn, bởi vì tôi hiểu bản thân hơn ai hết. Từ trước đến nay tôi không phải là một đứa con gái ngoan ngoãn, chẳng qua chỉ có vài tài lẻ mà thôi. Tôi lại có thói quen việc ta ta làm, không chịu học mấy chiêu nịnh nọt, đưa đẩy giống người khác. Thực ra không phải là tôi không biết nịnh, mà chỉ là vì tôi không thích làm vậy mà thôi. Chính vì thế, tôi đã sớm biết mình không hợp với vị trí cán bộ lớp, thôi thì để ai thích làm lớp trưởng thì đi mà làm vậy.
Học kì mới lại bắt đầu. Cô giáo gọi tôi lên văn phòng để nói chuyện phục chức của tôi. Nhưng tôi không muốn được phục chức, tôi không muốn nhận trách nhiệm đầy phiền ấy nữa. Tôi chỉ muốn được là một người bình thường, sống thật vui vẻ! Kết quả là tôi bị cô giáo mắng cho một trận, cô nói tôi không có tinh thần phấn đấu, chỉ biết hài lòng với những thứ tầm thường trước