
Tác giả: Ngũ Mỹ Trân
Ngày cập nhật: 03:49 22/12/2015
Lượt xem: 134675
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/675 lượt.
ại, thậm chí là tương lai, mãi mãi vẫn là bố của cô bé. Đây là một hiện thực không thể trốn tránh, bởi dòng máu đang chay trong người Tiểu Đình chính là máu thịt của bố.
Rõ ràng Tiểu Đình đã biến những đâu buồn trong cuộc sống thành động lực để học tập. Đây đáng lẽ là một điều đáng mừng, nhưng vì điều này tôi lại cảm thấy lo lắng. Tục ngữ có câu: “Dục tốc bất đạt”, tôi tin rằng Tiểu Đình cũng hiểu được hàm ý của câu tục ngữ này. Có khi nào hai mẹ con Tiểu Đình đang phạm phải sai lầm không? Có đôi lúc, do ước mơ, nguyện vọng quá mãnh liệt, con người luôn có cảm giác cực kì sốt ruột, làm việc không đạt được kết quả như mong muốn. Cũng giống như một vận động viên trên đường đua, nếu sợi dây đàn trong lòng bị kéo quá căng sẽ dễ bị đứt.
Tiểu Đình đã mười bảy tuổi rồi, đó là lứa tuổi tràn đầy sức sống. Nếu trong cuộc sống có bất cứ khó khăn gì, tôi tin rằng hai mẹ con bạn vẫn có đủ sức mạnh để vượt qua. Hơn nữa, cùng với sự trường thành của Tiểu Đình, cuộc sống của hai mẹ con sẽ dần tốt đẹp hơn!
Đứa Con Bỏ Nhà Ra Đi
Đào Đào, nữ, mười tám tuổi, nhân viên
Dạo này tôi cảm thấy rất buồn phiền. Ở tuổi mười tám, con người ta thường đa sầu đa cảm. Ở nhà, bố mẹ ít khi quan tâm đến tôi. Từ nhỏ đến giờ, tôi luôn cảm thấy mình thật tội nghiệp! tôi được vào làm ở công ty hiện nay là nhờ chạy cửa sau. Người giúp đỡ tôi chạy chọt là chị họ tôi. Chị ấy là trưởng phòng kỹ thuật, tôi mà làm sai việc gì là chị thẳng tay trừng phạt, không nể tình riêng.
Một lần, tôi bị chị ấy mắng cho một trận trước mặt quản đốc phân xưởng. Lúc đó, tôi ức đến phát khóc. Trước khi đi, chị còn lạnh lùng nói một câu: “Lần sau cô mà còn phạm lỗi như vậy nữa, tôi sẽ cho cô nghỉ việc!”. Tôi khóc thật to, nói với đồng nghiệp là tôi đi nhảy sông tự vẫn rồi chạy một mạch về nhà. Về đến nhà, sau khi ăn chút đồ ăn vặt, bật ti vi lên xem, tôi cảm thấy tâm trạng của mình cũng khá hơn đôi chút, vì thế buổi chiều tôi lại đi làm. Lúc lên tầng, tôi gặp lại chị. Chị nói: “Đi nhảy sông chưa?”, tôi đáp: “Nước sông nông quá, bơi hết một vòng rồi về!”. Chị tôi cười, tôi cũng đành phải cười theo. Thế rồi chị tôi lại mắng cho tôi một trận về cái tính trẻ con.
Tôi có một người bạn, ở cách tôi khá xa, muốn đến thăm tôi, cậu ta phải ngồi tàu hỏa hàng giờ. Có lần, tôi nhờ cậu ta mua hộ một cuốn tạp chí thời trang, cậu ta nhận lời, nói chiều hôm đó sẽ mang cho tôi, còn nói trước khi đến sẽ gọi điện trước để tôi ra ga đón. Tôi rất vui, bạn bè có thể chơi với nhau thân thiết đến vậy đâu phải chuyện dễ dàng. Thế nhưng lúc cậu ấy gọi điện đến, mẹ tôi nhấc máy, nói dối là tôi sang nhà dì chơi rồi. Sau khi biết chuyện, tôi vô cùng tức giận. Chúng tôi chỉ là bạn bè bình thường, sao mẹ tôi lại làm như vậy cơ chứ?
Gia đình tôi là một gia đình bất hạnh. Ngay từ khi tôi còn nhỏ, trong nhà tôi đã xảy ra rất nhiều chuyện không may. Những chuyện đó trước nay tôi đều giữ kín trong lòng, không kể với bất cứ ai.
Khi còn nhỏ, tôi thường ở với mẹ; bố tôi và hai chị gái sống ở nơi khác. Nói một cách chính xác hơn là bố mẹ tôi có mâu thuẫn nên đã ly thân. Mọi người trong thôn đều nói mẹ tôi mắc bệnh thần kinh. Bố tôi và chị cả tôi khi cãi nhau với mẹ cũng thường mắng mẹ như vậy. Năm hai mươi tuổi, chị tôi yêu một anh cùng thôn. Sau khi yêu nhau một thời gian, người đó không yêu chị tôi nữa, anh ta chê chị tôi không biết may vá. Nhưng chị tôi vẫn thích anh chàng đó, hơn nữa, trong thôn của tôi, một người con gái mà yêu đến hai lần thì sẽ mất hết danh dự. Chính vì thế chị tôi không muốn chia tay với anh ta, suốt ngày cầu xin anh ta quay lại với mình. Sự chân thành của chị tôi đối với anh ta chỉ đổi lấy sự khinh bỉ của nhà anh ta với gia đình tôi. Mẹ anh ta mắng chị tôi không có liêm sỉ, đũa mốc đòi chòi mâm son. Bị sỉ nhục nặng nề, suốt một thời gian dài chị tôi cứ đờ đẫn như người mất hồn; người trong thôn còn bảo chị mắc bệnh tâm thần. Bố tôi phải dẫn chị tôi đến bệnh viện tỉnh mới chữa khỏi bệnh cho chị.
Chị tôi yêu đến ba lần, nhưng lần nào cũng như lần nào, chị đều bị bỏ rơi đến mức phát điên. Cũng may, cuối cùng thì chị tôi cũng được gả cho người ta. Nhưng trước đám cưới, cả nhà đều giấu anh rể bệnh tình của chị, về sau chị tôi phát bệnh, anh rể tôi căm hận cả gia đình tôi, đối xử với chị tôi cũng chẳng ra gì, thậm chí có lúc còn đánh đập chị nữa. Chị tôi sống mà như chết rồi!
Đó là chuyện của chị cả tôi. Tôi còn có một người chị nữa, chị ấy rất gầy gò, nhưng mọi người trong thôn đều nói chị là người xinh nhất trong ba chị em. Chị hai ít nói, nhưng có tấm lòng nhân hậu, được mọi người trong thôn rất yêu quý. Nhưng đến năm tôi mười một tuổi, chị tôi mắc bệnh máu trắng và qua đời.
Năm tôi mười sáu tuổi, bố tôi cũng qua đời, gia đình tôi tan tác. Mẹ tôi nhờ người giới thiệu đi làm thuê trong thành phố. Tôi cũng rời bỏ trường học và đi làm kiếm tiền. Các món nợ dần dần cũng vơi đi, hai mẹ con tôi coi như được sống hai năm khá yên ổn. Nhưng rồi tai họa lại một lần nữa giáng xuống đầu tôi,