
Bà Xã Ngoan Ngoãn Để Anh Sủng Em
Tác giả: Thẩm Thạch Khê
Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015
Lượt xem: 134351
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/351 lượt.
kỳ lạ là, cái mồm há rộng của con báo đã chạm vào mõm con dê, nhưng nó không hề cắn chặt, mà chỉ thở phì phì vào mồm con dê, đồng thời dùng cái lưỡi thô ráp của mình liếm mõm dê ra vẻ tình cảm.
Tôi không tin trong giờ khắc quyết định sinh tử này mà con báo tuyết lại có thời gian liếm láp, chơi đùa nhàn hạ với con dê mẹ. Là một nhà động vật học, tôi tin vào một định luật như thế này: Bất kỳ hành vi bất thường nào của động vật, mục đích đều là bảo vệ sự sinh tồn. Sở dĩ con báo tuyết chỉ kề chạm và liếm láp mồm con dê, không phải vì từ bi hay khách khí, mà là để cứu vớt tính mạng của chính nó. Nếu như bây giờ nó cắn mõm con dê, con dê cái ngã ra ở vị trí này, rất có khả năng cả dê và báo sẽ cùng nhau rơi xuống vực sâu trăm trượng. Sở dĩ báo tuyết thở phì phì vào mặt con dê, đồng thời dùng lưỡi liếm láp mõm dê, mục đích là muốn dùng hơi thở tanh tưởi của nó để làm loạn trí con dê, dồn ép con dê lùi về phía sau, để nó từ chỗ rìa đá nguy hiểm trở lại vị trí an toàn. Nói một cách khác, báo tuyết đang dùng phương pháp đặc biệt, với ý đồ làm con dê mẹ kéo nó rời khỏi cái nơi mà lúc nào cũng có thể rơi xuống vực sâu tan xác này.
Hành động này thật gian xảo, và cũng rất thông minh, vừa ti tiện lại vừa trí tuệ.
Dê mẹ lùi hai bước về phía sau. Bản tính của động vật ăn cỏ vốn đã thù ghét hơi thở tanh ngòm mùi máu của động vật ăn thịt, bị con báo liên tiếp liếm láp, tất nhiên nó sẽ hồn bay phách lạc, tránh về đằng sau theo bản năng. Hai chân sau của báo tuyết vốn đang ở trong trạng thái treo lơ lửng trên không, lúc này có thể miễn cưỡng đứng trên rìa vách đá. Nếu con dê mẹ lùi thêm ra sau nửa bước, hai chân sau của báo tuyết sẽ có thể đứng vững trên mỏm đá. Một khi báo tuyết loại trừ được nguy cơ rơi xuống vực, không còn nghi ngờ, nó sẽ cắn chết con dê mẹ.
Trong lúc này, con Man Hoảng vẫn treo mình trên vách đá, chăm chú nhìn theo cuộc chiến kịch liệt giữa dê và báo.
Dê núi mẹ thở hồng hộc, tiếp tục giơ chân lên định lùi về phía sau. Con báo tuyết đắc ý cười nhe nhởn, lại càng phun đầy hơi thở tanh tưởi của nó vào mặt và mồm con dê. Bi kịch sắp xảy ra, cuộc tàn sát sắp bắt đầu, mẹ con nhà dê núi kia sắp đi tới chỗ chết, con báo sắp hóa nguy thành an.
Đúng vào giờ khắc then chốt ấy, một sự việc đã xảy ra khiến tôi ngây người nhìn. Chỉ thấy con dê núi mẹ đột nhiên dừng bước, phát ra tiếng kêu vang trời, bốn chân nó chùng xuống, dùng hết sức bình sinh nhảy về phía trước. Mặc dù nó đang bị con báo tuyết to khỏe đàn áp, nhưng lúc khẩn cấp lại nổi lên sức mạnh đáng kinh ngạc. Tôi nhìn thấy đầu con dê mẹ húc vào báo tuyết, cơ thể nảy xa khoảng hơn nửa mét. Mặc dù khoảng cách không gian chỉ là nửa mét, nhưng đó cũng là ranh giới giữa sống và chết. Qua ống nhòm, tôi nhìn thấy một cách rõ ràng, con dê mẹ nhảy ra khỏi vách đá, dừng lại giữa không trung, khuôn mặt con báo tuyết nhăn nhó sợ hãi, hai con mắt trợn trừng lên như thể muốn nhảy ra khỏi hốc mắt. Trong tích tắc, dê núi mẹ và con báo tuyết đã biến mất khỏi tầm nhìn của tôi, rơi thẳng xuống như sao chổi.
Vài giây sau, có tiếng va đập của vật thể từ dưới vực sâu vọng lên.
Không khó để đoán biết động cơ của việc con dê mẹ nhảy xuống núi. Đối mặt với kẻ địch mạnh, không có hy vọng sống sót, chỉ có một cách là cả hai cùng chết.
Lúc đó, con chó Ngao Tây Tạng Man Hoảng cố gắng bò lên từ rìa vách đá. Bộ lông của nó xù lên, khuôn mặt đầy vẻ kinh hãi như vừa thoát chết trở về. Nó đứng trên vách đá mà sủa vang xuống vực sâu. Âm thanh của nó như thể gào xé đến lạc điệu.
Mạng của nó hãy còn lớn, nó còn sống, còn lý do để cảm thấy hạnh phúc.
Phải khó khăn lắm tôi mới trèo lên được vách đá cheo leo đó, định lấy xích để buộc chặt cổ Man Hoảng, dắt nó về trạm quan sát.
Vừa nãy qua ống nhòm tôi còn nhìn thấy Man Hoảng đứng trên rìa vách đá mà sủa một hồi xuống dưới vực, sau đó chui vào đám cỏ rậm đằng sau. Trong đám cỏ đấy là một con dê non vừa mới sinh còn chưa đứng dậy được.
Thật là đúng với câu tục ngữ: Ngao cò đánh nhau, ngư ông đắc lợi.
Dê núi mẹ và báo tuyết cùng chết dưới vực, đối với con Man Hoảng mà nói, vừa bớt đi một kẻ cạnh tranh, vừa loại đi một chướng ngại vật, đương nhiên là nó được lợi.
Đám cỏ rung lắc làm che khuất tầm nhìn của tôi, không nhìn thấy bên trong đó đang xảy ra chuyện gì. Nhưng theo tôi đoán, Man Hoảng chắc chắn sẽ không chờ đợi gì mà vồ lấy con dê non cắn xé. Sáng sớm nay tôi mới chỉ cho nó ăn hai cái xúc xích, suốt nửa ngày leo núi nhọc nhằn, lại đấu với báo tuyết một trận thập tử nhất sinh, nó sớm đã đói meo bụng. Con dê non vừa sinh da thịt tươi ngon, bắt sống ăn sống, đối với loài chó Ngao Tây Tạng bản tính hung hãn mà nói, rõ ràng là một bữa tiệc thịnh soạn hiếm có.
Cơ hội tốt như vậy, tôi nghĩ, nó sẽ không chịu bỏ qua. Không hiểu vì sao khi nghĩ đến việc Man Hoảng đang đắc ý ăn thịt con dê non đáng thương, lại nghĩ đến việc dê núi mẹ dũng cảm liều chết với con báo tuyết, trong lòng tôi lại dâng lên một cảm giác thù ghét Man Hoảng. Mặc dù lý trí mách bảo tôi rằng, dê non mất đi sự bảo vệ của dê mẹ sẽ không thể