Polly po-cket

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Chó Ngao Độ Hồn

Chó Ngao Độ Hồn

Tác giả: Thẩm Thạch Khê

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 134342

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/342 lượt.

cụt của nó. Công bằng mà nói, cái ném này không gây thương tổn gì trên người Gâu Gâu, cục đất rất mềm, thậm chí còn chẳng trầy da. Nhưng Gâu Gâu bị giật điện, hai mắt đờ đẫn, toàn thân run rẩy, nằm phục xuống đất, mãi mà không động đậy gì.
Bỗng nhiên, nó ngẩng đầu lên, hướng về những đám mây trắng đang trôi trên nền trời xanh mà hú dài một tiếng, nghe như tiếng khóc của đứa trẻ sơ sinh, khiến người ta phải dựng tóc gáy. Tôi nuôi nó đã được gần một năm nay, lần đầu tiên mới nghe thấy nó phát ra tiếng kêu ảo não như thế. Đó là tiếng hú của một con chó rừng đích thực. Tôi muốn ôm nó về nhà, nhưng nó vùng vẫy giằng ra khỏi vòng tay tôi, chạy như điên ra khỏi trại, mất hút trong cánh rừng xanh.
Tôi tìm mất mấy ngày, vẫn không thấy Gâu Gâu đâu cả.
Hai tháng sau, làng Man Quảng Lộng xảy ra nạn chó rừng, một đàn chó rừng hung dữ tấn công bò dê chăn thả trên núi, còn cắn chết mấy con chó chăn dê. Có một lần, đàn chó rừng to gan này còn xông vào giữa trại ban ngày, quét sạch đàn gà hai mươi mấy còn của nhà Nham Tùng. Thợ săn trong trại đã tổ chức mấy đợt phục kích, giăng lưới và lên núi đi săn, nhưng đàn chó rừng rất tinh khôn, luôn luôn trốn thoát khỏi sự truy đuổi của họ.
Điều kì lạ nhất là, trong trại hầu như gia cầm, gia súc của nhà nào cũng đều bị đàn chó rừng tấn công, chỉ có mỗi hai con lợn và đàn gà nhà tôi, cả ngày đều thả rông ở ngoài mà chẳng hề hấn gì; nhà tôi chỉ là căn nhà dột nát lung tung, nhưng cũng chưa từng bị chó rừng phá hoại.
Một hôm, trưởng thôn đã trực tiếp đối mặt với đàn chó rừng ấy trong khe núi phía sau trại, ông nhìn thấy rất rõ ràng, con chó đầu đàn không có đuôi.
Tin tức truyền ra, nhà nào nhà nấy trong trại liền mời tôi đến ăn cơm, cố ép tôi ăn thật nhiều canh gà, rồi dùng nước tiểu của tôi tưới lên hàng rào quanh nhà mình. Suốt nửa tháng trời, nước tiểu của tôi rất đắt hàng, tôi cũng thành cái máy đi tiểu, đến khắp nơi phân phát mùi nước tiểu.
Kể cũng lạ, từ đó về sau, đàn chó sói rừng ấy không còn đến gây rắc rối cho trại Man Quảng Lộng nữa.






Ráng chiều
Một
Đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư hành quân trên thảo nguyên Ca Mã Nhĩ trong gió tuyết mịt mù. Bảy, tám mươi con chó rừng đủ cả lớn bé già trẻ, con nào con nấy bơ phờ ủ rũ, trong vành tai, trên đỉnh đầu và chỗ lõm trên sống lưng đều bám đầy hoa tuyết, trông như một đoàn tang ma. Con chó rừng nào bụng cũng lép kẹp như sắp dính vào cột sống, thõng đuôi trên mặt đất, ánh mắt xa xăm rực lên những tia sáng thèm thuồng đói khát. Chúng cứ thế thất thểu lê bước được chừng một cây số.
“U…”
Chó đầu đàn Sách Đà tung mình nhảy lên một vách đá dựng đứng bên đường, đứng từ trên cao nhìn xuống lớn tiếng hú gọi cả đàn. Nó muốn gọi những con chó rừng còn ở phía sau tập trung lại. Đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư xưa nay luôn dùng thế trận hình vuông hoặc hình tròn tiến lên phía trước trong khi đi săn. Đó là sự thích nghi đối với môi trường nơi đây và vì thế mà sinh ra lựa chọn sinh tồn phù hợp nhất.
Không rõ quan niệm của sói hiện đại hơn, hay cách làm của chó rừng hợp lý hơn, nhưng ít ra thì đó là hai tập tính hoàn toàn khác nhau.
Nhưng cảnh tượng sáng nay trong khe núi đã khiến Sách Đà không thể né tránh được một sự thực: Một vài con chó rừng đang phá vỡ điều cấm kị của cộng đồng – ăn cả thi thể của đồng loại.
Trong số động vật hoang dã, nhất là giữa các loài thú ăn thịt có móng sắc răng nhọn, những điều cấm kị trong cộng đồng là vô cùng quan trọng, có thể xem đó là những chuẩn mực và quy tắc mà cả cộng đồng dựa vào để sinh tồn. Ví dụ như chim đại bàng thực hiện chế độ một vợ một chồng nghiêm ngặt, có một điều kị quan trọng là kẻ thứ ba không được phép xen vào. Điều cấm kị này bắt nguồn từ một sự thực: Hai con đại bàng đực hung dữ một khi vì chuyện tranh giành bạn tình mà đánh nhau thì kết cục duy nhất sẽ là cả hai cùng chết. Hổ Bengal cũng có một điều cấm kị, đó là hổ đực không được phép ở cạnh hổ cái có con nhỏ, để ngăn ngừa việc trong một trạng thái nhất định nào đó, hổ đực thô bạo và tham lam sẽ gây tổn thương cho những con hổ con không hề có khả năng tự vệ. Động vật ăn cỏ như linh dương Saiga cũng có điều cấm kị. Trong khi tranh giành địa vị linh dương đầu đàn, linh dương đực chỉ được dùng cách khoe khoang cặp sừng trên đầu và bốn chân to khỏe để thi thố một cách tượng trưng, tranh giành một cách nghi thức hóa, giống như đang múa hoặc diễn kịch, chứ không được dùng những chiếc sừng nhọn hoắt của mình để tấn công đối phương. Nếu không có điều cấm kị quan trọng trên, e rằng tất cả linh dương Saiga trên thế giới đều đã chết hết trong những trận đấu tranh giành địa vị liên tục nảy sinh và không thể khống chế được này.
Phá vỡ điều cấm kị là chuyện vô cùng nguy hiểm.
Sáng nay Sách Đà đứng lặng hồi lâu trước thi hài của Lãng Lãng mà lòng như lửa đốt. Hôm nay chúng đã dám ăn thi thể của đồng loại, ngày mai biết đâu lại chẳng cắn giết cả những con già yếu bệnh tật trong đàn; hôm nay mới chỉ dám lén lút nhân lúc trời tối, giở thủ đoạn vụng trộm