Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Chó Ngao Độ Hồn

Chó Ngao Độ Hồn

Tác giả: Thẩm Thạch Khê

Ngày cập nhật: 03:15 22/12/2015

Lượt xem: 134335

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/335 lượt.

t rồi.
Sách Đà quyết không thể làm ăn kiểu lỗ vốn như thế được. Nó cứ đi qua đi lại trước cửa Động Rèm Tuyết, muốn tìm một cách toàn vẹn để dẫn dụ lợn rừng mẹ ra khỏi động. Bỗng nhiên, nó dừng bước, nghiêng đầu, hướng về phía bầu trời phủ sương lúc hoàng hôn phát ra tiếng hú khàn khàn bi tráng.
Chẳng còn cách nào khác, xem ra, chỉ có thể chọn từ trong đàn tìm ra một con chó rừng cảm tử mà thôi.
Ba
Chó rừng cảm tử có một vai trò đặc biệt trong cộng đồng chó rừng, cũng giống như các chiến sĩ ôm bom của các đội quân cảm tử trong xã hội loài người. Đến giờ phút quan trọng đòi hỏi buộc phải hi sinh một người mới có thể bảo toàn được cộng đồng, chó rừng cảm tử phải xả thân xông lên chấp nhận hi sinh bản thân mình.
Chó rừng cảm tử không phải là một vai trò mang tính cha truyền con nối, cũng không do chó đầu đàn quyết định, không dựa vào vận may qua việc bốc thăm, không dựa theo địa vị xã hội hoặc đẳng cấp để xếp lượt, mà dựa vào một tiêu chuẩn vô cùng đơn giản để chọn lựa. Đó chính là tuổi tác và độ già yếu. Thường thì những con chó rừng cảm tử đều đã bước vào tuổi xế chiều. Khi nguy hiểm cận kề, ánh mắt của chó đầu đàn quét một lượt quanh cả đàn, cuối cùng dừng lại trước một con chó rừng lớn tuổi nhất, hình dáng gầy gò, râu đã chuyển sang màu vàng, răng đã bắt đầu lung lay. Ánh mắt của tất cả chó rừng trong đàn thuận theo ánh mắt của chó đầu đàn mà nhìn về phía con chó đó, coi như là chó đầu đàn đề nghị cả đàn biểu quyết thông qua. Thế rồi, con chó rừng già đen đủi bị chọn làm chó cảm tử ấy không còn cách nào khác phải bước ra khỏi đội ngũ dưới ánh mắt thúc giục nghiêm nghị của cả đàn, thần thái có thể bi tráng, ảm đạm hoặc đau thương, nó dùng tấm thân tàn và dòng máu còn chưa nguội lạnh của mình để giằng co với tử thần hung ác.
Ngược lại, trong những ngày bình thường không cần đến chó cảm tử, chó già trong đàn Ai Đế Tư được hưởng sự tôn trọng và chăm sóc. Chẳng hạn như khi săn được con mồi, những con chó rừng nhỏ còn thiếu kĩ năng săn mồi và những con chó rừng già khả năng giảm sút đều nhận được một phần rất công bằng. Hoặc như khi nghỉ chân trong động, chó già cũng sẽ giống như chó con, được sắp xếp vào phía sâu trong động nơi tuyết khó có thể bay tới, gió rét khó có thể thổi vào để nghỉ ngơi, còn những con chó rừng đực cường tráng sẽ phải gác ngoài cửa động. Nhưng vào thời khắc sinh tử, đàn chó rừng lại ruồng rẫy chó rừng già một cách vô lương tâm.
Để cho con chó già yếu nhất trong đàn làm chó cảm tử là tập tính được tổ tiên truyền lại của đàn chó rừng đỏ An Đế Tư.
Cách lí giải của chó rừng là, sinh mạng của một con chó rừng già cũng như đèn đã cạn dầu, so với việc để nó chết già một cách hoàn toàn vô giá trị, thì chẳng thà để nó cống hiến sinh mạng cho cuộc sống tốt đẹp của cả đàn còn hơn. Vào lúc nguy cấp, buộc phải có một con chó rừng đứng ra chịu chết, nếu chọn chó con sẽ gây tổn hại cho tương lai của cả đàn, chọn chó đực trưởng thành hoặc chó cái sẽ ảnh hưởng đến hiện tại, còn chọn lựa chó già chỉ làm tổn hại cho quá khứ. Mà quá khứ thì không quan trọng. Đối với đàn chó rừng đỏ Ai Đế Tư, việc mất đi một con chó già sức tàn lực kiệt, đương nhiên chỉ là một tổn thất nhỏ so với việc mất đi một con chó con vẫn còn đang tràn trề sức sống.
Đối với loài động vật bản tính hoàn toàn hoang dã, chuyên dựa vào việc giết chóc để kiếm ăn này, chỉ có quan hệ giữa lợi và hại, không có tiêu chuẩn đạo đức, hành vi có lợi cho sự sinh tồn của quần thể chính là pháp luật.
Trong hơn hai năm Sách Đà nắm giữ cương vị đầu đàn, tổng cộng đã có hai lần rơi vào tình huống khẩn cấp cần đến chó cảm tử. Lần thứ nhất là vào mùa xuân hai năm trước, khi đàn chó rừng đi qua Quỷ Cốc, trông thấy một con hổ con lớn chừng bằng con nghé, bên cạnh không có hổ mẹ canh chừng. Đàn chó rừng liền “tiện tay dắt dê”, xé xác hổ con ra mà ăn tươi nuốt sống.
Ai dè đến khi đàn chó rừng vừa ăn thịt hổ con xong thì hổ mẹ từ trong rừng kiếm thức ăn trở về, thấy vậy gầm lên chấn động cả núi rừng. Đàn chó rừng tuy hung hăng, nhưng không phải là đối thủ của hổ, tốc độ chạy cũng kém hơn một chút. Quỷ Cốc là một hẻm núi vừa hẹp vừa dài, hai bên đều là vách núi cheo leo nhọn hoắt, đàn chó rừng chẳng thể nào chia nhỏ đội hình. Nếu để mặc cho con hổ cái đang trong cơn bi phẫn kia tùy ý đuổi giết, không biết sẽ có bao nhiêu con chó rừng bị vuốt hổ bẻ gãy sống lưng, bị nanh hổ cắn đứt cổ họng. Không còn cách nào khác, chỉ đành để chó rừng đực già Đuôi Đen Nhọn đứng ra làm chó cảm tử. Đuôi Đen Nhọn quay người xông về phía con hổ mẹ đang nghiến răng nghiến lợi, vật lộn với hổ mẹ để kéo dài thời gian. Khi Đuôi Đen Nhọn phát ra tiếng kêu bi thảm cuối cùng, bị hổ mẹ xé thành hai mảnh, đàn chó rừng đã thoát ra khỏi Quỷ Cốc mà chui vào những lùm cây rậm rạp.
Lần thứ hai là sau một trận tuyết lớn chưa từng thấy vào mùa đông năm ngoái, đàn chó rừng đói quá hóa liều, quyết định tấn công một đội địa chất đang cắm trại trên thảo nguyên Ca Mã Nhĩ. Bên cạnh lều trại màu cỏ xanh của đội địa chất là một cái chuồng bò được làm từ những cành cây dẻ xù