
Tác giả: Ngải Mễ
Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015
Lượt xem: 134280
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/280 lượt.
những gian khổ. Nhân vật Dục Sinh do Đạt Thức Thường đóng, hồi ấy Đạt Thức Thường vẫn còn trẻ, người hao gầy, đường nét trên khuôn mặt rất rõ ràng, có cái vẻ thư sinh, rất phù hợp với vai diễn.
Nếu Tĩnh Thu là đạo diễn cô sẽ phân vai Lâm Dục Sinh cho bố thằng Hoan, bởi cái vẻ bề ngoài của anh không cách mạng, không võ bền, rất tiểu tư sản.
- Chắc là mệt lắm nhỉ, vì từ huyện về chỉ có thể đi bộ, ngay cả cái máy kéo nhỏ cũng không thể đi nổi. – Anh nói, rồi đưa tay ra. – Mời cô ăn kẹo.
Tĩnh Thu thấy trong lòng bàn tay anh gai cái kẹo gói giấy, hình như không phải thứ kẹo bán ở phố huyện. Thu lắc đầu thẹn thùng:
- Em không ăn, cảm ơn, anh cho trẻ con.
- Cô không phải trẻ con à?
Anh nhìn Tĩnh Thu như nhìn một đứa trẻ.
- Em… anh không thấy cháu Hoan gọi em là cô hay sao?
Anh cười. Tĩnh Thu rất thích nhìn anh cười.
Có những người lúc cười chỉ làm rung động những thớ thịt trên khuôn mặt, miệng cười nhưng mắt không cười, ánh mắt vẫn lạnh lùng, thậm chí có vẻ thù hận. Nhưng lúc anh cười hai bên mũi có hai nếp cười, mắt cũng nheo nheo, cho cảm giác cái cười của anh bắt nguồn từ nội tâm, không phải giả vờ, cũng không phải trào lộng, mà cười thật lòng.
- Không phải trẻ con cũng có thể ăn kẹo. – Anh nói, lại đưa cái kẹo cho Thu. – Cầm lấy, đừng xấu hổ.
Tĩnh Thu đành cầm, tự an ủi:
- Em cầm cho cháu Hoan.
Thằng Hoan chạy tới đòi Thu bế. Thu không biết tại sao mình lại được thằng Hoan mến, cô chiều nó, bế nó lên, nói với anh:
- Mẹ gọi anh về ăn cơm, em về trước nhé.
Anh đưa tay ra đón t>
- Hoan, ra đây bố bế, hôm nay cô phải đi xa, chắc chắn mệt lắm rồi.
Thằng Hoan không phản đối, vậy là anh đi tới, đón thằng Hoan từ trong tay Thu, ý bảo Thu đi trước. Thu không chịu, sợ anh đi sau sẽ trông thấy dáng đi của mình không đẹp, hoặc trang phục không chỉnh, nên cố tình nói:
- Anh đi trước, em… không biết đường.
Anh không cố ép, bế thằng Hoan đi trước, Tĩnh Thu theo sau, trông anh như một quân nhân đã được rèn luyện, đôi chân dài thẳng bước về phía trước. Tĩnh Thu cảm thấy anh không giống với anh cả Trường Sâm, cũng không giống anh hai Trường Lâm. Hình như anh là một gia đình khác.
Thu hỏi:
- Vừa rồi anh… kéo đàn đấy à?
- Cô cũng nghe thấy à? Tiếng đàn còn nhiều lỗi lắm nhỉ?
Thu không trông thấy mặt anh, nhưng từ sau lưng cô cảm thấy anh đang cười. Thu ngượng, nói:
- Em … không nhận thấy lỗi. Em không biết chơi đàn này.
- Khiêm tốn làm cho con người tiến bộ, cô khiêm tốn như vậy chắc chắn tiến bộ nhanh lắm. – Anh dừng bước, khẽ quay người lại. – Nhưng nói dối không phải là đứa trẻ ngoan, chắc chắn cô biết. Cô có đem đàn về không?
Thấy Tĩnh Thu lắc đầu, anh đề nghị:
- Chúng ta quay lại, cô thử kéo tôi nghe nhé?
Thu xua xua tay:
- Không, không, em kéo vớ vẩn lắm, anh kéo… rất hay, em không dám.
- Vậy thì để hôm khác.
Nói xong, anh tiếp tục đi.
Thu không biết phải từ chối thế nào, cô hiếu kỳ>- Tại sao chỗ các anh ai cũng biết hát bài Cây sơn tra thế nhỉ?
- Bài hát này rất hay, rất phổ biến hồi những năm năm mươi, nhiều người biết hát. Cô có hát được không?
Thu suy nghĩ, không nói mình biết hát hay không. Mạch suy nghĩ của Thu bắt đầu từ bài hát Cây sơn tra, nhớ đến cây sơn tra hôm nay trông thấy trên đường, Thu nói:
- Trong bài hát sơn tra nở hoa trắng nhưng hôm nay em nghe bác Trương nói cây sơn tra kia lại nở … hoa đỏ.
- Đúng vậy, có loại sơn tra nở hoa đỏ.
- Có đúng… cái cây sơn tra ấy vì máu liệt sĩ tưới gốc cây cho nên mới nở hoa đỏ phải không?
Thu hỏi xong thấy thật ngu ngốc. Cô thấy anh đang cười, liền hỏi:
- Có phải anh thấy câu hỏi của em ngớ ngẩn lắm nhỉ? Em muốn hiểu rõ mới viết vào tài liệu giáo khoa, em không dám nói dối.
- Cô không phải nói dối, cô nghe thấy thế nào thì cứ viết lại như thế, còn có thật hay không đâu có phải vấn đề của cô.
- Như vậy anh tin hoa do … máu liệt sĩ nhuộm đỏ?
- Tôi không tin. Từ góc độ khoa học thì không thể, nó vốn là loài hoa đỏ. Nhưng mà, người ở đây nói vậy, coi như một truyền thuyết đẹp.
- Vậy ý anh bảo người ở đây… bịa chuyện?
Anh cười, nói:
- Không phải bịa, mà là thi vị hóa. Thế giới tồn tại khách quan, nhưng mỗi người cảm nhận thế giới một khác, con mắt nhà thơ nhìn thế giới sẽ thấy một thế giới khác.
Tĩnh Thu cảm thấy anh nói chuyện rất “văn học”, theo cách nói của “vua” nói sai của lớp Thu, thì đó là “văn vẻ”. Tĩnh Thu hỏi:
- Anh đã thấy cây sơn tra ấy nở hoa bao giờ chưa?
- Tháng Sáu năm nào nó cũng nởoa.
- Tiếc thật, cuối tháng Tư chúng em phải về trường, không thể thấy hoa sơn tra.
- Đi rồi còn có thể về chơi. – Anh nói như hứa với Tĩnh Thu. – Chờ cho năm nay cây sơn tra ấy nở hoa tôi sẽ bảo với cô, để cô về xem.
- Anh làm sao bảo với em được?
Anh lại cười:
- Muốn thì sẽ có cách.
Thu cảm thấy anh cũng chỉ tùy tiện nói vậy thôi, bởi hồi ấy điện thoại chưa phổ biến, cả trường trung học số Tám của thành phố K mới có một máy điện thoại, muốn gọi điện thoại đường dài phải đến bưu điện cách đấy rất xa. Xem chừng cái thôn Tâ