
Kẻ Gian Tuyệt Đối Phải Cáo Trạng Trước
Tác giả: Anh Tử
Ngày cập nhật: 03:14 22/12/2015
Lượt xem: 1341717
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1717 lượt.
y Lý Dương về nhà vào dịp cuối tuần, tối thứ Sáu anh về đến Chủ nhật phải đi, gói gọn trong hai ngày. Lúc anh chuẩn bị đi, Ni Ni ném đồ chơi sang một bên, ôm khư khư cánh tay bố, khóc nức nở:
- Con không cho bố đi đâu. Không cho bố đi!
- Ni Ni cho bố đi, rồi bố sẽ mua đồ chơi về cho con.
- Con không cần đồ chơi, con cần bố cơ.
Bà Phượng nhìn thấy cảnh hai bố con bịn rịn, cũng rơm rớm nước mắt.
Lý Dương không cho người nhà đưa anh ra sân bay. Bà Phượng và Ni Ni dừng bước ở cửa nhà, Điền Ca xách một túi đồ ăn, tiễn anh xuống tầng. Mặc dù cô cũng muốn nói mấy câu giống như Ni Ni lúc nãy nhưng cô lại không nói ra, bởi vì cô hiểu anh cũng đâu muốn đi. Thực sự không còn cách nào khác, vì cuộc sống sau này, hai người phải cố gắng khắc phục khó khăn trước mắt. Điền Ca tự nhủ, khó khăn chỉ là tạm thời, chỉ cần vượt qua hai năm xa cách thôi, một tương lai sáng sủa đang chờ mình.
Lý Dương tựa hồ nhìn thấu tâm tư của vợ:
- Đợi sau này anh đứng đầu chi nhánh, nếu em muốn anh sẽ từ chức làm cố vấn rồi vợ chồng mình đưa con tới đó ở. Trùng Khánh cũng là một thành phố lớn, chi phí sinh hoạt lại thấp hơn ở đây, cuộc sống của người dân rất thoải mái.
Điền Ca cay cay mũi nhưng ngoài miệng vẫn nở nụ cười:
- Làm cố vấn thì không phải làm gì nữa nhỉ. Muốn ăn gì thì ăn, muốn đi đâu thì đi, muốn dậy lúc nào thì dậy. Quá tốt, em đang ngóng chờ từng ngày. Chỉ e đến lúc ấy, anh đã già cóc đế, phải nghỉ hưu thôi.
Lý Dương tủm tỉm cười:
- Em xem thường chồng em thế hả?
- Được rồi! Được rồi! Đừng nói nữa, anh mau lên xe đi.
Một chiếc taxi chạy tới, chầm chậm đỗ lại bên đường. Lý Dương chui vào xe, Điền Ca vừa vẫy tay chào vừa nhắc anh lúc xuống xe đừng quên hành lý.
2
Ở Trùng Khánh, cơ quan sắp xếp cho Lý Dương một căn hộ tập thể có hai phòng ngủ và một phòng khách. Căn hộ có vị trí đẹp, dựa núi kề sông, phong cảnh tươi đẹp, có thể nói đây là ngôi nhà mơ ước của Điền Ca, tiếc rằng cô không thể đến đây. Ngoài ra, anh còn được cơ quan cấp cho một chiếc xe ôtô Passat màu đen, gần như còn mới và có tài xế riêng. Những lúc đi tiếp khách, uống rượu say xỉn, anh mới gọi tài xế, còn bình thường, anh tự lái xe. Ngày thường anh ăn cơm trong căngtin của cơ quan, cuối tuần thì tự nấu, có điều anh chỉ thui thủi một mình nên cũng lơ là chuyện cơm nước.
Mấy tuần đầu, cứ đến thứ Sáu, Tây Tây lại gọi điện cho Lý Dương.
- Giám đốc Dương, ngày mai anh có kế hoạch gì không? Nếu anh không bận thì bọn em sang chỗ anh nấu cơm nhé? - Tây Tây và đám đồng nghiệp độc thân ở trong ký túc xá gần công ty, không được phép nấu cơm, họ ăn cơm trong căngtin cơ quan hoặc các quán ăn bên ngoài ký túc xá. Ngày nào họ cũng ăn cơm bụi, cho dù dạ dày có tốt đến đâu thì cũng có lúc không chịu nổi.
Kể ra những nhân viên trẻ sống nhiều năm trong ký túc xá, quả không dễ dàng gì; họ đang tuổi ăn tuổi ngủ nên nhu cầu ăn uống khá cao. Ở nhà, người nào cũng được bố mẹ nâng niu, chỉ vì những cái gọi là tiền đồ, sự nghiệp, hoặc có thể nói là vì sinh tồn mà họ phải xa quê hương, xa người thân. Thương họ, Lý Dương lại nghĩ về mình mười năm trước. Hồi đó, anh được ăn một bữa cơm ngon, có sườn lợn là cảm thấy hạnh phúc lắm rồi. Vì vậy mỗi lần Tây Tây đề nghị đồng nghiệp sang chỗ anh nấu cơm, nếu không bận việc gì thì anh đều vui vẻ nhận lời. Anh còn mua sẵn gạo, thức ăn và rượu, rồi đợi Tây Tây đưa ba thanh niên gồm cả trai và gái đến, họ tự vào bếp trổ tài nấu một bữa ăn thật ngon, mọi người cùng thưởng thức một bữa tiệc gia đình. Có lần Tây Tây cùng mấy đồng nghiệp nữ còn làm bánh sủi cảo, cất vào tủ lạnh để lúc nào anh muốn ăn thì chỉ cần luộc lên là xong.
Trịnh Hữu Phúc - tổng giám đốc công ty chi nhánh biết chuyện này nên lúc uống rượu, ông ta nhắc khéo Lý Dương, có ý tốt muốn góp ý cho anh những điều cơ bản khi làm quan:
- Cậu đừng thân dân quá. Quần chúng là cái gì chứ? Là loại người được đằng chân lân đằng đầu, không giữ khoảng cách với họ thì khó bảo vệ được quyền uy của mình. Người làm lãnh đạo phải tỏ ra bí hiểm, có nguyên tắc và kiêu ngạo, tốt nhất là để cho họ ngưỡng vọng, tuyệt đối không được để cho họ cảm thấy mình rất dễ gần, bằng không lãnh đạo giao công việc, họ không chịu làm…
Có lẽ đó là những lời tâm huyết, là kinh nghiệm quý báu của Trịnh Hữu Phúc sau nhiều năm làm quan; nhưng Lý Dương chỉ coi những lời này như gió thổi qua tai, ngoài mặt anh tươi cười, gật gù tán thành, thực tế anh vẫn làm theo ý mình. Anh nghĩ đơn giản, dẫu làm quan to cỡ nào thì đến sáu mươi tuổi cũng đều về vườn mà thôi.
Lý Dương nhiệt tình “chăm sóc” đồng nghiệp, dần dần thành thói quen nên thấy bình thường, thời gian thấm thoát thoi đưa, không biết từ khi nào Tây Tây không đưa đồng nghiệp sang chỗ anh nữa. Lần nào cô cũng đưa ra những lý do đầy sức thuyết phục như:
- Mọi người hẹn em sang đây nhưng đột nhiên họ nghe người ta nói bảo tàng mỹ thuật xx mở triển lãm tranh, thế là họ kéo nhau đi xem triển lãm tranh rồi.
Lý Dương hỏi:
- Sao em không đi xem?
Tây Tây biện hộ:
- Em đã nói với anh là em sang nấu cơm rồi, em k