Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Độc Chiếm Hoa Khôi

Độc Chiếm Hoa Khôi

Tác giả: Tam Ngôn Nhị Phách

Ngày cập nhật: 03:53 22/12/2015

Lượt xem: 134838

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/838 lượt.

toàn là sướng”.
Ngày hôm sau, ông già đi theo hai thầy trò về chùa. Ông ta mời một người thợ bồi giấy có tiếng dán lại quyển “Kinh Kim Cương” thành quyển sách mới, sau đó cùng với các sư trong chùa thắp hương niệm “Kinh Kim Cương”.






Chiếc Gương Báu
Năm Long Hưng đời Tống, ở huyện Lạc Sơn tỉnh Tứ Xuyên có một người đánh cá tên gọi Vương Giáp. Vương Giáp không giàu có gì nhưng rất tốt bụng, hay làm điều tốt giúp đỡ người. Một hôm đang cùng với vợ giăng lưới bắt cá, bác ta nhìn thấy dưới đáy nước như có vật gì sáng lóe, bèn vớt lên xem thì thấy một cái gương cổ, trên có khắc bốn chữ “Tụ bảo chi kính”. Hai vợ chồng đều không biết chữ nên không hiểu giá trị của cái gương, bèn cầm về nhà cất để đấy.
Lại một hôm, Vương Giáp một mình đánh cá ở bên sông, thấy trên bãi có hai hòn đá nhỏ bằng hạt sen, trong vắt và sáng lóng lánh. Bác ta bèn nhặt lấy đem về nhà lấy vải bọc lại rồi đeo lên thắt lưng. Mấy hôm sau, có người Ba Tư qua nơi này, nhìn thấy Vương Giáp bảo ngay rằng trong người bác ta có báu vật. Đoán chắc người này biết xem ngọc, Vương Giáp bèn lấy hai viên đá nhỏ đó ra cho ông ta xem. Ông ta vừa nhìn thấy đã nắc nỏm không ngớt, rằng đây là hai viên “đá lọc nước”, nó có thể làm nước đục thành trong, biến nước biển mặn thành nhạt. Rồi ông ta bỏ ra ba vạn đồng mua hai viên đá đó. Thấy ông ta đúng là người biết quý của, Vương Giáp bèn lấy cái gương cổ ra. Người này nhìn thấy lập tức vái lạy nói: “Đây là cái gương quý, vô cùng kỳ diệu, ông phải cất giữ cho cẩn thận”. Vương Giáp bảo người đó hãy mua luôn cả cái gương này đi. Người đó nói: “Không phải bất cứ ai cũng có thể có được gương này. Tôi có được một báu vật đá lọc nước là đủ lắm rồi”. Nói xong từ biệt rồi bỏ đi. Vương Giáp nghe lời, cất thật kỹ cái gương cổ đi.
Kể cũng lạ, từ khi có được cái gương, Vương Giáp như được vận đỏ, vàng bạc của cải cứ tự nhiên tới. Chẳng bao lâu, trong nhà nào hũ nào bình, toàn để đầy vàng bạc. Thấy vậy, hai vợ chồng đâm lo, một là vì suốt đời họ quen ăn uống rau dưa, chẳng cần gì nhiều vàng bạc như vậy, hai là số của này không phải tự mình làm ra, sợ rằng trời chẳng để yên. Họ bàn nhau mãi, cuối cùng đem tất cả vàng bạc ra bố thí cho người nghèo khó. Còn cái gương thì đem biếu Thiền viện Bạch Thủy ở núi Nga My. Thế là hai người ăn chay mười mấy ngày rồi chân thành mang cái gương đi tặng.
Sư trụ trì Thiền viện Bạch Thủy là Pháp Luân từ lâu đã nghe nói đến cái gương thần kỳ ở nhà Vương Giáp, bây giờ thấy vợ chồng Vương Giáp thành tâm đến tặng thì nẩy lòng tham, định chiếm lấy làm của riêng. Đợi cho vợ chồng Vương Giáp đi khỏi, lão bèn tìm một người thợ giỏi làm một cái gương giống hệt như vậy. Lão trả rất hậu cho người thợ đó và dặn rằng phải giữ bí mật. Lão đem giấu chiếc gương quý đi rồi đem gương giả đặt sau chỗ tượng Phật, tự nghĩ rằng sẽ chẳng ai biết được.
Ở trong ngục, Pháp Luân ngày ngày trông ngóng đồ đệ đến cứu, bây giờ nghe cai ngục nói Chân Không đã vơ vét tất cả của cải trong chùa trốn đi rồi thì căm giận vô cùng, lại thêm suốt ngày bị nghiêm hình khảo đả, ông sư quen sống sung sướng đầy đủ này chịu sao cho nổi nên đêm đó đã lìa đời ngay trong ngục.
Chân Không trốn ra khỏi vùng, thuê một tên phu, rồi xuyên núi vượt khe, đi về hướng Lê Chân. Y định tìm một nơi yên tĩnh đẹp đẽ để sống thật thoải mái cuộc đời thế tục. Nhưng đang đi thì bỗng trời đất mù mịt tối sầm, không còn nhìn ra phương hướng nữa. Lúc đó, bỗng từ đám mây mù lóe lên một người. Người này trông rất uy nghi, tay cầm cây phương thiên họa kích, chặn đứng bọn Chân Không lại. Tên phu sợ quá vứt bỏ gánh đồ, co chân chạy. Chân Không hoảng hồn ôm lấy cái gương báu đâm đầu nhào về phía trước rồi loạng choạng lao vào rừng sâu. Bỗng một trận cuồng phong nổi lên, một con hổ dữ từ trong rừng xuất hiện cắn chết tươi Chân Không. Hôm đó, vợ chồng Vương Giáp đi tìm người bà con, đến chỗ đầu khe suối bỗng nhìn thấy một gánh đồ vứt ở giữa đường. Đến gần nhìn thấy toàn là vàng bạc của cải. Hai vợ chồng nghĩ chắc là người gánh mệt quá đi tìm chỗ nào nghỉ chân. Họ cứ đứng canh cái gánh, mãi cho đến lúc mặt trăng đã lặn vẫn không thấy ai lại lấy. Vương Giáp bèn nhấc gánh đem về nhà. Họ đâu có biết số vàng bạc của cải đó đều là do cái gương báu đem lại.
Về đến nhà, hai vợ chồng đem số vàng bạc của cải đó phân phát hết cho những người nghèo khổ không nơi nương tựa, còn họ thì vẫn sống thanh bạch như cũ.
Của phi nghĩa chẳng bền lâu (Nhị phách)
Thời nhà Tống, ở thôn Tào Nam thành Biện Lương có một chàng tú tài họ Chu tên Vinh Tổ, tên chữ Bá Thành. Nhà họ Chu này nhiều đời làm nghề kinh doanh buôn bán, gia sản rất lớn. Vợ chàng ta là Trương Thị, mới sinh được đứa con trai là Trường Thọ, con còn nhỏ, Chu Tú Tài phải lên đường vào kinh ứng thí. Vì không nỡ xa vợ yếu con thơ nên chàng ta quyết định đem đi theo cùng. Trong nhà có một số vàng bạc ông cha để lại mang đi đường không tiện, chàng ta bèn đào một cái hố ở chân tường sau nhà, đem chôn xuống đấy. Sau đó, tìm một người trôn


pacman, rainbows, and roller s