
Tác giả: Tam Ngôn Nhị Phách
Ngày cập nhật: 03:53 22/12/2015
Lượt xem: 134863
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/863 lượt.
gọi là “Thằng xả tiền”. Mấy hôm đó, Giả Viên ngoại bệnh nặng, nhân ngày lễ Đông nhạc Thánh Đế, Trường Thọ tới đền Đông nhạc thắp hương và cầu xin cho cha chóng khỏi bệnh. Trước đền Đông nhạc, người tới thắp hương nườm nượp, vô cùng náo nhiệt. Trường Thọ thấy mệt, định ngồi xuống chỗ hành lang sạch sẽ để nghỉ, nhưng có hai vợ chồng ông già tóc bạc lam lũ đã ngồi ở đấy rồi.
Hai người đó không ai khác mà chính là cha mẹ của Trường Thọ. Họ bán con xong, đi lang thang khắp chốn, xin ăn để sống. Hôm nay nhân ngày lễ Thánh Đế, đến đây viết chữ thuê cho người ta để kiếm mấy xu.
Trường Thọ thấy họ nghèo khổ như vậy bèn lên giọng sang trọng quát: “Tránh ra! Tránh ra!” Chu Tú Tài phải khó khăn lắm mới kiếm được chỗ này, đời nào chịu nhường cho người khác. Trường Thọ bèn sai gia nhân đuổi họ đi. Hai vợ chồng già làm sao chịu nổi đấm đá, chỉ đành ấm ức mà tránh đi.
Khi Trường Thọ trở về nhà thì Giả Viên ngoại đã chết. Một gia tài lớn được kế thừa, Trường Thọ trở thành tiểu viên ngoại.
Lại nói vợ chồng Chu Tú Tài căm tức đầy ruột nhưng chỉ đành đỡ nhau lảo đảo bước đi. Vào một hẻm nhỏ, họ nhìn thấy một cái sạp “Bố thí thuốc”, nghĩ bụng thời buổi này mà lại có người cho không thuốc, bèn bước vào xin thuốc rồi cảm tạ. Ông già chủ sạp nói: “Chẳng phải cảm tạ gì cả, cứ làm cho mọi người biết tên tôi là được rồi. Tên tôi là Trần Đức Phủ”.
Nghe cái tên này quen quá, Chu Tú Tài nhớ lại lúc bán con, chính Trần Đức Phủ là người làm chứng, bèn lập tức hỏi về tình hình Trường Thọ thế nào. Trần Đức Phủ nói: “Chúc mừng, chúc mừng, Trường Thọ vừa được thừa kế tất cả tài sản của Giả Viên ngoại, đã trở thành một tiểu tài chủ nổi tiếng rồi”.
Ông ta lập tức đến nhà họ Giả, đem chuyện mười mấy năm về trước, cha mẹ Trường Thọ bị cùng đường phải bán cậu ta cho Giả Viên ngoại thế nào, đầu đuôi nói hết. Nghe kể, Trường Thọ cũng lờ mờ nhớ lại chuyện xưa, vội đến ngay chỗ sạp thuốc nhận cha mẹ. Ba người nhìn nhau, kinh ngạc đến ngớ người, nhưng cha mẹ thấy con trai trở thành đứa độc ác bắt nạt họ chỗ trước miếu thì giận quá không nói nên lời. Trường Thọ thấy người bị đuổi trước miếu là cha mẹ ruột của mình thì xấu hổ quá không nơi độn thổ. Cậu ta quỳ xuống xin cha mẹ tha thứ, rồi gọi gia nhân bưng lên một tráp vàng thoi. Chu Tú Tài lòng nào mà nhận tiền của con được. Trường Thọ nói, nếu cha mẹ không nhận cậu ta sẽ quỳ mãi không đứng dậy. Cuối cùng, Chu Tú Tài phải nhận, mở cái tráp ra bỗng thất kinh, thì ra trong tráp có thỏi vàng như viên gạch trên khắc rõ 3 chữ “Chu Phụng Ký”. Chu Phụng Ký là tên ông nội của Chu Tú Tài. Lúc này Chu Tú Tài mới rõ là hơn mười năm trước số vàng bạc mà chính tay mình chôn ở vườn sau đã bị ai đào hết.
Chu Tú Tài đã từ phú gia biến thành nghèo khó, chịu biết bao khổ sở. Giả Nhân đã từ tên kiết xác bỗng giàu có hẳn lên, đến lúc chết lại hai bàn tay trắng. Bây giờ tất cả gia tài quy về chỗ cũ. Ông già họ Trần bất giác cảm khái nói: “Cái gì là của mình thì có đẩy cũng không đi. Cái gì không phải là của mình thì dù có phí bao tâm cơ cũng chẳng thuộc về mình!”
Trường Thọ biết cha mẹ đã chịu gian lao mười mấy năm trời nên từ đó ăn ở với cha mẹ vô cùng hiếu thuận.
Chu Tú Tài bảo con đem số vàng bạc trong nhà cho hết những người cùng khổ không nơi nương tựa. Còn họ thì sống rất tiết kiệm để không quên cuộc sống mười mấy năm gian khổ khốn cùng.
Một Bát Cơm Cũng Lo Đền Đáp
Thời Cảnh Thái triều Minh, ở huyện Ngô Giang phủ Tô Châu, có một ông già họ Âu Dương, cùng với vợ là Tăng Thị, sinh được hai con một trai một gái. Con trai mười sáu tuổi chưa lấy vợ, con gái hai mươi tuổi kết hôn cùng Trần Đại Lang là người cùng thôn. Trần Đại Lang ở rể nhà vợ. Hai vợ chồng mở một cửa hàng tạp hóa ở phía trước nhà, Đại Lang và cậu em vợ trông coi. Gia đình tuy không giàu có, song cả nhà sống rất hòa thuận thương yêu quý mến nhau.
Một hôm, Trần Đại Lang đi Tô Châu mua hàng bán mùa đông, bỗng trời có tuyết lớn. Chàng đi trong gió tuyết, lạnh run cầm cập, đang định tìm nơi uống chút rượu tránh tuyết, thì thấy từ đằng xa có một người đang đi tới. Người đó cao lớn vai u thịt bắp, mặt phủ đầy râu chỉ lộ ra hai con mắt đầy sát khí, thanh đao đeo ở lưng sáng lóe. Người đi đường thấy gã ta đều tránh từ xa.
Trần Đại Lang nghĩ bụng: Râu đầy mặt thế kia thì mồm đâu mà ăn cơm nhỉ? Rồi bước tới vái chào, mời gã cùng vào quán uống ly rượu. Gã râu xồm đang vừa đói vừa lạnh thấy có người mời thì mừng rỡ, cùng đi đến tửu quán. Ngồi yên chỗ rồi, Trần Đại Lang gọi đồ rượu và đồ nhắm. Chỉ thấy khách lấy ra từ trong tay áo một đôi móc câu mạ vàng đeo lên hai tai, rồi rẽ bộ râu vén làm hai, móc lên rồi uống ừng ực liền mấy bát rượu lớn, lại ăn đến chục bát cơm. Cơm no rượu say rồi, gã mới đứng lên hỏi tên họ Trần Đại Lang, cảm ơn rồi đi. Lúc này, tiểu nhị mới bước tới hỏi: “Sao ông lại dám uống rượu với gã râu xồm mặt đen đó? Chưa chừng hắn là tướng cướp đấy”. Trần Đại Lang nghe nói vậy cũng chẳng để ý gì.
Mua hàng xong, Trần Đại Lang quay về nhà,