The Soda Pop

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Em Chỉ Tiếc Không Ở Bên Anh Đến Già

Em Chỉ Tiếc Không Ở Bên Anh Đến Già

Tác giả: Đường Phù Dao

Ngày cập nhật: 03:47 22/12/2015

Lượt xem: 1341083

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1083 lượt.

ọng cậu rồi.”
Thực lòng tôi rất vui, cười đến mức không hạ khóe miệng xuống được. Lúc về nhà thím trông thấy liền hỏi, “Hôm nay có chuyện gì mà cháu vui thế?”
Tôi chột dạ, vội ngừng cười, sợ bị thím nhìn ra điều gì, “Không có chuyện gì lớn cả, chỉ là hôm nay thầy không cho bài tập thôi ạ. Hiếm hoi lắm mới có ngày được nghỉ ngơi.”
Thím cười, “Đúng là trẻ con, có chuyện bé tí đó thôi mà đã vui đến thế rồi. Trong bếp có canh gà đấy, cháu tự vào uống nhé.”
Tôi đặt cặp sách xuống, vào bếp uống canh gà hầm nhân sâm. Từ khi lên lớp Mười hai, thím lúc nào cũng để ý đến chuyện bồi bổ dinh dưỡng cho tôi, bảo dì Trần mỗi ngày đều nấu canh, tôi đi học về là có sẵn để uống. Thực ra thì tôi cảm thấy, uống canh này không giúp tôi bổ não, mà là có tác dụng thêm thịt.
Uống xong canh, tôi tên lầu về phòng.
Cứ nghĩ đến là lại muốn cười.
Tôi cầm điện thoại, bấm số của anh trai. Hiếm hoi lắm mới có lúc tôi chủ động gọi cho anh thế này.
“Alô, có chuyện gì?” Anh hỏi không khách khí. Chỗ anh hơi ồn ào, chắc là đang chơi bên ngoài.
“Không có gì. Chỉ là gọi điện hỏi thăm anh thôi ạ.”
“Sao tự nhiên lại quan tâm anh thế?”
“Lúc nào em cũng rất quan tâm đến anh mà. Đúng rồi, anh với chị Lộ thế nào rồi?”
“Thì vẫn thế.”
“À, vậy anh cứ chơi vui vẻ nhé. Em không làm phiền nữa.”
“Đợi đã... Hôm nay tâm trạng em có vẻ rất hưng phấn?”
“Vâng, đúng thế ạ.”
“Trúng sổ xố hay bị rút gân thế?”
“Trước nay em chưa từng mua sổ xố, trúng sao được chứ.”
“À, thế thì là bị rút gân rồi. Cúp đây.”
Không đợi tôi nói gì thêm, đầu dây bên kia đã gác máy.
Nói tôi bị rút gân? Không sao, hôm nay tâm trạng tôi rất tốt, tôi sẽ không tức giận.






Thì Ra Tên Của Hạnh Phúc, Còn Gọi Là An Tâm
Hôm sau đến lớp, La Duy không chạy loăng quăng như thường, mà ngồi yên tại chỗ cười tủm tỉm, khiến mọi người không thể không chú ý. Hỏi có chuyện gì cậu ấy cũng không nói, chỉ cười tít mắt.
“Thôi rồi, tên này bị đần rồi. Tớ phải đi nói với Tống Kỳ Phong mới được.” Tiết Doanh than thở.
“Hôm qua trời đâu có mưa, sao lại giống như bị sét đánh thế?” Gia Hinh cũng thấy lạ, “Lương Mãn Nguyệt, không liên quan gì đến cậu đấy chứ?”
Mặt tôi lập tức đỏ lên, vội nhìn đi chỗ khác, “Liên quan gì đến tớ. Bệnh thần kinh của cậu ấy có phải mới ngày một ngày hai đâu.”
“Tớ to gan chỗ nào? Tớ cũng không lừa cậu, cậu là người đầu tiên biết còn gì.”
“Đúng rồi, Mãn Nguyệt nói cần phải khiêm tốn, thế nên chúng tớ mới kín đáo một chút.” La Duy đỡ lời cho tôi.
“Tớ đã sớm biết cậu có ý với Mãn Nguyệt mà,” Gia Hinh trông còn vui hơn cả người trong cuộc như hai chúng tôi, vỗ mạnh La Duy một cái, “Chúc mừng nhé, cuối cùng cũng được thỏa nguyện rồi.”
“Cảm ơn đã chia vui.” La Duy cười, đôi mắt cũng cong lên.
“Ừ, hẳn là nên chia vui,” Gia Hinh cười tươi hơn, “Tiết Doanh, mau đi nói cho Tống Kỳ Phong nhà cậu biết, tiện thể báo cho mấy đồng chí kia, La Duy muốn mời chúng ta đi ăn.”
“Tuân lệnh!” Tiết Doanh gật đầu cười, chạy ra ngoài đi tìm Tống Kỳ Phong.
Chuyện chúng tôi thế là bắt đầu.
Giữa chúng tôi không có chuyển biến gì quá lớn, vẫn đấu khẩu ồn ào như trước đây, chỉ là sau cùng La Duy luôn nhường tôi. Tôi bảo, “Anh nói tiếp đi. Sao không nói nữa?” Cậu ấy chỉ mỉm cười nhìn tôi, không nói thêm gì. Tôi biết cậu ấy không thèm chấp, chỉ có thể làm bộ tức giận quay đầu, không thèm để ý nữa.
Cậu ấy vẽ vào vở của tôi rất nhiều xe, rất nhiều nhà. Trong mỗi chiếc xe, mỗi ngôi nhà đều có hai người với khuôn mặt giống nhau, trong đó có một người cài trên đầu chiếc nơ con bướm ngốc nghếch. Cậu ấy vẽ nhà vẽ xe đều rất đẹp, trông cứ y như thật, nhưng vẽ người chẳng tiến bộ chút nào. Ban đầu tôi còn trách móc, nhưng nhìn lâu lại thấy hai người đó cũng dễ thương.
Mỗi sáng cậu ấy sẽ đến đón tôi đi học. Tuy tôi nói không cần, nhưng mỗi lần vừa ra khỏi cửa, lập tức có thể thấy bóng dáng cậu ấy, lâu dần cũng thành quen. Về sau có ngày cậu ấy đến muộn một chút, tôi lại thấy không quen, cứ luôn đứng đợi cho đến khi nhìn thấy bóng cậu ấy mới yên tâm được.
Buổi tối khi hết giờ tự học, chúng tôi sẽ đi dạo phố một vòng rồi mới về nhà. Đương nhiên vẫn là cậu ấy đưa tôi về. Lần đầu tiên La Duy nắm tay tôi, tôi bị giật mình, suýt nữa thì hất cậu ấy ra. Biểu hiện bên ngoài của cậu ấy có vẻ như không sao cả, nhưng năm phút sau, tay cả hai đã ướt đầm.
Cuối cùng tôi không chịu được mà phải rút tay về, “Này, anh căng thẳng cái gì chứ!”
“Em thì không căng thẳng đấy chắc? Tay cũng ướt đầm.” Cậu ấy oán giận.
Hai người nhìn nhau một lúc, cuối cùng phá lên cười.
Thế nhưng cười xong vẫn thấy hơi lúng túng. Cậu ấy không nắm tay tôi nữa mà tiếp tục đi về phía trước. Tôi bước nhanh đến bên cạnh, nghĩ một chút rồi chủ động cầm tay cậu ấy.
Cậu ấy dừng lại, nắm tay tôi thật chặt. Hai người nhìn nhau cười, tuy không nói gì, nhưng tự đáy lòng vẫn cảm thấy có niềm vui trào lên, chầm chậm nở bung như đóa hoa rực rỡ.
Chúng tôi cũng có lúc cãi nhau. Không biết vì sao, ở