Old school Easter eggs.

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Em Chỉ Tiếc Không Ở Bên Anh Đến Già

Em Chỉ Tiếc Không Ở Bên Anh Đến Già

Tác giả: Đường Phù Dao

Ngày cập nhật: 03:47 22/12/2015

Lượt xem: 1341028

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1028 lượt.

tôi cùng đi ăn cơm.
Cậu ta cười, “Chẳng cậu thì ai? Đi cùng đi, hôm nay Tống Kỳ Phong mời, chúng ta nên nhiệt tình đáp lại cậu ấy.”
Tôi do dự nhìn phía sau, Tống Kỳ Phong bèn nhìn tôi cười: “Lương Mãn Nguyệt đi cùng đi.”
“Nhưng... Nhưng tớ chưa nói với người nhà... Nhà còn có việc...” Tôi hơi lưỡng lự, khối trung học cơ sở nghỉ, nhưng lớp 12 không nghỉ thứ Bảy, về nhà còn phải làm bài tập cho anh trai ác quỷ nữa.
“Ôi dào, lát nữa đi chơi cậu gọi điện thoại về nhà là được. Nghỉ rồi thì ra ngoài chơi chút có sao đâu.”
“Phải đó, cậu đi cùng đi, đi cùng đi! Lương Mãn Nguyệt, sao cậu lại ngoan ngoãn thế chứ, trước giờ chưa từng đi chơi.” Mấy bạn học nữ cũng đi qua khuyên tôi.
“Liệu có phải ngày nào cậu cũng ngồi cùng kẻ cù lần nên bị lây bệnh không?” La Duy trêu.
“Cậu đừng có nói xấu người ta. Cố gắng học tập là tốt”. Tôi phản bác ngay, nhưng cuối cùng cũng đồng ý lời mời nhiệt tình của họ.
Tôi báo cho Gia Hinh một tiếng, rồi đứng ở cửa lớp gọi điện cho thím. Thím bình thường thấy tôi không có bạn bè khác ngoài Gia Hinh, nghe nói tôi đi chơi cùng bạn học thì rất vui, chỉ dặn tôi về sớm một chút, rồi lại hỏi tiền tiêu vặt của tôi còn đủ không. Tôi cười bảo thím cứ yên tâm, là bạn cháu mời.
“Vậy cũng được.” Thím nói, “Lần sau chúng ta mời lại. Hôm nào cháu mời bạn bè về nhà, thím sẽ chiêu đãi.”
Tống Kỳ Phong đặt một bàn lớn ở nhà hàng. Mọi người nói chuyện, cười đùa liên tục, không khí cực kỳ vui vẻ. Tuy cảm thấy học sinh trung học như vậy là hơi xa xỉ, nhưng nhìn vẻ quen thuộc của những người khác, tôi cũng im lặng.
Mặc dù tôi ít nói, nhưng xem họ chơi đùa cũng là hưởng thụ rồi, huống chi La Duy cứ luôn trêu tôi, làm mọi người chú ý. Dù sao cũng là bạn cùng tuổi, ngồi ăn với nhau một lúc, tất cả đã trở nên vô cùng thân thiện, cười nói với tôi.
Ăn cơm chiều xong, có người đề nghị đi hát karaoke, lập tức được hưởng ứng. Tôi hỏi thời gian, lưỡng lự một chút, vẫn quyết định về nhà. Mọi người đang muốn đi chơi, La Duy thấy vẻ kiên quyết của tôi cũng không giữ lại, còn rất phong độ mà gọi taxi giúp tôi.
Tôi đi về với tâm tình tốt chưa từng có. Về đến nhà còn khe khẽ hát, nhưng vừa mới vào phòng khách đã bị hoảng sợ, tiếng hát lập tức ngừng lại.
Anh trai ngồi ở sofa, nhìn tôi với vẻ không vui: “Em đi đâu mà về muộn vậy?”
Tôi nhìn đồng hồ, còn chưa đến tám giờ, nhưng vẫn thành thật trả lời: “Bạn học mời đi ăn, em...”
“Nhà bỏ đói em hay sao mà phải đi ăn của người khác? Em ăn xin đấy à?” Anh cao giọng, lời nói ra cũng thật khó nghe.
“Em đã gọi điện nói với thím rồi...” Mặt tôi đỏ lên, định giải thích.
“Còn nhỏ vậy mà đã đi chơi cùng đám bạn xấu bên ngoài, em càng ngày càng hư đấy! Đừng quên thân phận của em!”
Tôi không kiềm chế được nữa, trào nước mắt, thân thể run rẩy, cố gắng cắn môi để tiếng khóc không bật ra ngoài.
Phải, suýt nữa thì tôi đã quên thân phận của mình. Tôi là người thế nào? Là kẻ ăn nhờ ở đậu chẳng ai cần, còn thua cả những đứa trẻ mồ côi. Tôi hận tính nhát gan của mình, vậy mà lại không dám phải bác. Ai ngày nào cũng đi chơi, ai chơi đi còn bắt tôi phải bao che chứ? Tôi chỉ đi chơi với bạn học một lúc, không về kịp để làm osin làm bài tập cho anh mà đã bị sỉ nhục như vậy. Bạn bè của anh tốt, còn bạn tôi thì chẳng ra gì?
“Sao không nói gì? Đuối lý rồi phải không? Vậy từ sau ít chơi bời bên ngoài thôi, đi làm bài tập đi.” Anh không để ý đến vẻ mặt tôi, đưa bài tập sang.
Tôi không nhận, chỉ yên lặng khóc.
Rốt cuộc anh cũng để ý đến, dường như hơi giật mình: “Em sao thế?”
Tôi không nhịn được nữa, khóc lớn lên.
“Này, em sao vậy? Nói em có hai câu em đã khóc rồi, sao vô dụng thế?”
Tôi mặc kệ anh, tiếp tục khóc, khóc ngày càng dữ dội. Anh cuống lên, vội lấy khăn nhét vào tay tôi. Tôi không thèm nhận, để mặc khăn rơi xuống đất. Anh hết cách, cuối cùng cầm lấy khăn tay định lau nước mắt cho tôi.
Tôi tránh anh, không ngoảnh lại mà chạy lên tầng, về phòng lao lên giường khóc lớn.
Tôi ghét anh! Tôi ghét anh! Tôi ghét Lưu Thành Hề!
Thật muốn về nhà, lại không biết đâu mới là nhà của tôi. Thật muốn gục vào lòng một người mà khóc, nói hết uất ức ra, nhưng cũng biết, chẳng có vòng ôm nào dành cho mình cả.
Tôi không bao giờ quan tâm đến Lưu Thành Hề nữa, không bao giờ làm bài tập cho anh nữa...
Tôi khóc rất lâu, khóc hết tất cả uất ức tức giận, cả sự e dè cẩn thận cố gắng từ trước đến giờ, khiến nước mắt tuôn ra mãnh liệt. Khóc đến độ quên đi tất cả những lời anh vừa nói, đến mức oán hận đã buông xuống lại trào dâng. Tôi hận bố mẹ sao lại sinh tôi ra, sinh tôi ra rồi sao còn ly hôn, sao lại để tôi cô độc ở nơi không thuộc về mình thế này?
Khóc mãi, khóc đến lúc kiệt sức, tôi mới ngủ thiếp đi.
Hôm sau ngủ dậy, mắt vừa sưng vừa đỏ. Tôi cố mở to mắt, nhưng vẫn cứ sưng híp lại như vậy. Cũng may chú thím không ở nhà, chỉ có dì Trần giúp việc đang quét dọn. Nghe thấy tiếng bước chân tôi, dì không quay lại, “Viên Viên dậy rồi à? Thím của cháu mới đi, dặn dì bảo cháu ăn cơm rồi chuẩn bị quần áo trước, lát nữa về cô ấy đưa cháu đi c