
Tác giả: Tùng Tô
Ngày cập nhật: 03:44 22/12/2015
Lượt xem: 1341361
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 10.00/10/1361 lượt.
y mà cũng không nói câu nào cho chú biết thế? Nếu Mẫn Chi không kể là sẽ làm phù dâu cho cháu thì chú vẫn không biết. Đây là chuyện vui mà”.
Cố Hứa Ảo vội mời ông vào trong phòng, tuy ngạc nhiên nhưng vẫn có đôi chút ngại ngần, “Chú bận như vậy, chuyện nhỏ cháu không dám quấy rầy”.
Kiều Duy Thành nói với vẻ nghiêm túc: “Cưới xin là chuyện lớn của đời người, sao lại là chuyện nhỏ? Hơn nữa, đó lại là chuyện vui, để cho một ông già được chia vui cũng là một việc tốt chứ sao”. Nói rồi ông đưa chiếc phong bì đã chuẩn bị sẵn, nói: “Đây là một chút tấm lòng của chú, chúc hai cháu luôn hòa hợp, hạnh phúc đến đầu bạc răng long”.
Cố Hứa Ảo sững người, không ngờ Kiều Duy Thành lại đưa phong bì, lễ cưới chưa tiến hành mà khách thì cũng không thể đến dự, làm sao có thể nhận phong bì được? Huống hồ chiếc phong bì ấy trông có vẻ rất dày, nên cô vội từ chối: “Chú Kiều, được chú chúc phúc đã là một việc rất tốt với cháu rồi, làm sao cháu có thể nhận quà của chú được?”.
Vẻ mặt của Kiều Duy Thành thoáng chút khó xử, nhưng ông vẫn kiên quyết: “Người nghe được cũng thấy vui, có gì to tát đâu, cháu và chú là đồng hương, dù mới gặp nhưng cũng có thể xem như là chỗ thân thiết, cháu không nhận quà có nghĩa là cháu không định nhận lời chúc phúc của chú. Tiểu Bùi, cháu nhận giúp cho Hứa Ảo vậy”.
Cố Hứa Ảo không còn biết phải nói gì trong lúc này.
Bùi Trung Khải nãy giờ vẫn đứng yên lặng bên cạnh Cố Hứa Ảo quan sát, lúc này mỉm cười thành thực, tay đặt lên vai của Cố Hứa Ảo, “Tình cảm của chú Kiều, chúng cháu sao có thể từ chối được”. Nói rồi anh quay sang phía Kiều Duy Thành: “Chú Kiều, cảm ơn chú, chỉ vì Hứa Ảo thấy quá bất ngờ thôi. Có điều, chỉ một chút cho có tình cảm thôi, chứ nhiều quá thì phận con cháu như chúng cháu thấy rất áy náy”. Anh đoán chiếc phong bì không thể là mấy trăm hay mấy ngàn tệ.
Sắc mặt hơi tối lại, Kiều Duy Thành kiên quyết nói: “Ít hay nhiều thì cũng là tình cảm, vậy thì đừng nghĩ đến số tiền. Mong muốn của những người lớn không gì khác là hy vọng các cháu sống tốt với nhau. Chú cũng có con gái, tất nhiên là hiểu rõ nỗi lòng của những người làm cha mẹ. Nói về quan hệ, chú cũng đã từng ở Tô Thành, hơn nữa Kiều Mẫn Chi làm phù dâu, vậy thì chú cũng có thể được xem như nhà mẹ đẻ của Hứa Ảo, như thế cũng không có gì là quá”.
Không từ chối được, Bùi Trung Khải thấy đã là tình cảm của người ta mà nếu cứ đưa đẩy qua lại mãi thì mất hết cái hay, hơn nữa không phải là không có cơ hội đáp lại, cùng lắm là khi Mẫn Chi cưới mừng nhiều hơn một chút là được. Có điều, anh vẫn thấy thắc mắc, Kiều Duy Thành đối với Hứa Ảo rất tốt, tới mức mà anh thấy trong lòng cứ gờn gợn.
Vẫn chưa đến giờ cơm trưa, vì thế Cố Hứa Ảo pha tạm một ấm trà bằng bộ đồ trà của khách sạn.
Bùi Trung Khải ngạc nhiên: “Em cũng biết làm việc này? Sao không nghe thấy em nói tới bao giờ? Biết sớm thì trong nhà có một bộ đồ trà tử sa của Nghi Hưng rồi”.
Cố Hứa Ảo rót cho Kiều Duy Thành và Bùi Trung Khải mỗi người một ly trà xong mới nói: “Trước đây em không biết, sau này trong lúc rỗi rãi em mới đi học, học được rồi thì lại thấy vô vị, nếu không nhìn thấy bộ đồ trà này thì cũng quên mất”.
Kiều Duy Thành không nói gì, uống hết bát trà trong tay, bèn đưa tay đón lấy ấm trà, “Chú cũng đã học, nhưng nhiều năm rồi không động đến, để xem có quên không nào”.
Lúc đầu, ông cũng hơi lúng túng, nhưng rõ ràng cách làm khác hẳn với Cố Hứa Ảo. Kỹ thuật của Cố Hứa Ảo có vẻ không được tinh tế, còn Kiều Duy Thành thì lại có vẻ hơi cứng. Nhưng chỉ là lúc mới bắt đầu còn sau đó thì các động tác tráng trà, pha trà, và rót trà của ông, động tác nào cũng khiến người ta phải hoa mắt mà lại vẫn rất trật tự, nhìn thì biết kỹ thuật rất thuần thục và đã từng nghiên cứu.
Cố Hứa Ảo nhấp một ngụm trà xanh trong chén, quả nhiên cảm thấy khác với vị trà mà cô pha, bất giác lên tiếng: “Nếu biết chú Kiều pha ngon như thế này thì cháu đã không dám múa rìu qua mắt thợ, đúng là để cho người trong môn cười cho”.
Bùi Trung Khải cũng cười theo: “Anh định khen em, nhưng bây giờ xem ra đừng nói là tốt nhất, nếu không thì anh cũng lại là người không có văn hóa mất!”.
Kiều Duy Thành dường như đang đắm chìm trong những suy nghĩ, nâng ly trà lên mũi ngửi, một hồi lâu mà cũng không động đến. Hồi ấy cũng có một cô gái chăm chú ngồi học cách pha trà trước mặt ông, mắt cô sáng long lanh đầy vẻ ngưỡng mộ. Rồi đột nhiên như nhận ra rằng trước mặt mình còn có hai người khác, ông định thần lại, mỉm cười, “Hứa Ảo đã làm rất tốt rồi, bây giờ rất hiếm có người chịu ngồi mà học làm những việc này. Chú cũng đã mấy chục năm không động đến, xem ra thực sự là không còn tác dụng nữa”.
Nhìn thấy thoáng thất vọng và buồn bã trên mặt của Kiều Duy Thành, Cố Hứa Ảo vội nói: “Thực ra rất hay đấy chứ ạ, chỉ có điều không kiên trì được. Cháu thích trà nghệ, một phần là vì quê hương là nơi sản xuất trà, một phần vì thấy nghi thức đó rất thú vị. Hồi trước cháu nhìn thấy một cô gái biểu diễn nghệ thuật pha trà trong một quán trà, đẹp như trong tranh, vì thế cháu đã chạy tới học