
Tác giả: Nhân Hải Trung
Ngày cập nhật: 03:12 22/12/2015
Lượt xem: 134743
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/743 lượt.
ười với Sở Thừa, anh biết là rất có thể anh chàng Cho sẽ bị knock-out. Thế nào? Anh là người ngoài cuộc nên nhìn rõ vấn đề hơn đúng không?”.
“Chum…”, tôi chợt ngập ngừng, không biết nên nói thế nào.
“Nói đi, từ trước đến nay anh rất muốn nghe những lời người đẹp nói.”
“…” Thực sự không biết nên nói thế nào, tôi ngập ngừng rồi lại thôi.
“Có phải em muốn nhờ anh giúp Sở Thừa đúng không?”, Chum hiểu ý nói trước. “Lưu Bạch, đến giờ anh đã tin rằng, trong cuộc đời của mỗi người đàn ông đều có một đại nạn. Việc Sở Thừa gặp em có phải là do định mệnh an bài hay không?”.
“Thế anh đã gặp được chưa? Cô ấy vẫn đang ở bên anh chứ?”, tôi hỏi rất tự nhiên, không hề suy nghĩ, vừa mới dứt lời lại thấy hối hận.
Nụ cười của Chum đột nhiên tắt ngấm, ánh mắt dừng lại ở góc xa. Tôi hối hận vì sự ăn nói thiếu suy nghĩ của mình, lý nhí xin lỗi: “Em xin lỗi, anh không cần phải trả lời câu hỏi hồ đồ của em đâu”.
Vẻ mặt Chum trở lại bình thường, anh cười nói: “Không sao cả. Cô ấy đã lấy chồng, sinh con, hưởng một cuộc sống hạnh phúc bình thường. Mặc dù cô ấy không ở bên nhưng anh luôn bảo vệ cho cô ấy, như thế cũng rất tốt”.
Hóa ra, đằng sau vẻ vinh hoa phú quý không thể giấu nỗi niềm tiếc nuối sâu sắc. Tôi cũng rất thông cảm nhưng không biết phải an ủi thế nào. Bất chợt có tiếng Sở Thừa vọng lại: “Lưu Bạch, Chum, hai người đang nói chuyện gì vậy?”.
Tôi mùng rỡ quay lại mỉm cười với anh.
“Dĩ nhiên là nói về cậu rồi. Cậu xong rồi à, vừa nãy tôi tiết lộ hết quá khứ phong lưu của cậu cho Lưu Bạch nghe rồi, cậu cứ đợi về nhà quỳ lên bàn vò quần áo!”, Chum đã lấy lại được phong độ điềm đạm như lúc đầu, lên tiếng trả lời.
Sở Thừa nhìn tôi, tỏ vẻ khó kiểu: “Bàn vò quần áo là cái gì?”.
Tôi thở dài: “Thôi, đừng làm trò cười cho người khác nữa, về nhà quỳ rồi anh sẽ biết”.
Chum cười lớn, sau đó tiễn chúng tôi ra cửa. Trước khi chia tay còn liếc Sở Thừa một cái: “Đồng chí, báu vật này phải giữ chắc đó nhé, mất rồi không có lại được đâu”.
Sở Thừa quàng tay qua eo tôi, cúi đầu cười nói: “Lưu Bạch, em cũng phải giữ chắc báu vật là anh đó nhé, đễ mất rồi là không có lại được đâu”.
Hai gã đáng ghét! Tôi nghiêm nghị nhìn họ đùa cợt, cuối cùng không nhịn được nữa bèn phì cười.
Ngày đẹp nhất
Ra khỏi thang máy, người dẫn đường vẫn đang đợi ở chỗ cũ, nhìn thấy chúng tôi liền đi tới, hỏi chúng tôi có cần xe đưa về không, Sở Thừa từ chối: “Lưu Bạch, hôm nay việc chính đã giải quyết xong rồi, bọn mình đi dạo quanh Bắc Kinh nhé!”.
Tôi hào hứng gật đầu, chúng tôi dắt tay nhau ra khỏi tòa nhà. Ánh nắng chan hòa, đường Trường An xe cộ đi lại như mắc cửi. Ngày đầu tiên của đợt nghỉ Quốc khánh, đường phố toàn khách du lịch ở các nơi đổ về, tiếng người chuyện trò ôn ào. Đây không phải là lần đầu tiên tôi đặt chân đến thành phố này và chắc đây cũng sẽ không phải là lần cuối cùng trong đời tôi dạo chơi ở đây nhưng bên cạnh có anh, cảm thấy mọi thứ xung quanh đều rộn rã, tươi đẹp làm sao.
“Em thích đi đâu?”
“Đi Di Hòa Viên? Hồi nhỏ, em đã từng theo bố mẹ đến Bắc Kinh nhưng đến Di Hòa Viên đã là buổi chiều, chưa kịp đi hết một vòng thì trời đã tối. Hồi đó mang theo máy ảnh đen trắng, ảnh chụp rửa ra toàn ảnh đen, lần nào lấy ra xem cũng thấy tiếc.” Ký ức tuổi thơ chợt hiện về, tôi túm tay Sở Thừa, giọng nhẹ nhàng: “Có được không anh?”.
“Bọn mình đến hồ Hậu Hải nhé? Anh đã nghe nói từ lâu, rất muốn xem thế nào.”
“Được, thế nào cũng được.”
Chúng tôi bắt xe đến Hậu hải. Trời đã tối hẳn, đây là khu vực tập trung các quán bar nổi tiếng ở Bắc Kinh. Có lẽ do đến hơi sớm, trong bóng tối sông hồ lấp lánh, từ cổng lén nhìn vào trong, không có cảnh người qua kẻ lại nhộn nhịp đông đúc như trong tưởng tượng. Chỉ có điều trên khoảng sân trống trước cổng, có khá đông cô bác trung niên, cao tuổi đang múa theo điệu nhạc. Tôi dỏng tai nghe, hóa ra là một bài hát Cách mạng. Tôi thè lưỡi, đúng là thủ đô có khác, tinh thần giác ngộ chính trị cao thật.
Các quán bar vẫn chưa có khách mấy nhưng chổ ngồi trong các quán ăn lộ thiên dọc theo hồ Hậu Hải đã kín gần hết. Chúng tôi chọn một quán ăn Hàng Châu. Trong khi Sở Thừa cúi đầu nghiên cứu thực đơn, tôi tựa người vào lan can, hương sen thơm ngát đâu đây.
“Em thích Bắc Kinh không?”, Sở Thừa vừa hỏi tôi vừa gấp thực đơn lại, đưa cho nhân viên phục vụ.
“Thích, hồi nhỏ em đến Bắc Kinh cùng bố mẹ, ở một nàh nghỉ gần Cổ Cung. Buổi sáng ngủ dậy, đường phố toàn là các sạp nhỏ bán đồ ăn. Bánh rán. Bánh ngọt nhân đậu rồi cả bánh màn thầu nhân táo nữa, đó là lần đầu tiên em được ăn loại bánh đó. Kể ra cũng buồn cười thật, mẹ cho em tiền đi mau bánh màn thầu nhân đỗ xanh, hồi đó em tết toc hai bên, tầm tuổi Mạt Lợi bây giờ. Cô bán bánh rất quý em, cho em một cái bánh nhân táo để ăn thử, chưa bao giờ em ăn loại bánh đó, hơn nữa lại là lần đầu tiên trong đời đổi bằng vẻ xinh xắn của mình, bây giờ nhớ lại, vẫn thấy thơm ngon vô cùng”, tôi hồi tưởng lại trong hạnh phúc.
“Anh cũng đến đây một lần với cha