Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Mở To Đôi Mắt Xinh Đẹp Của Em

Mở To Đôi Mắt Xinh Đẹp Của Em

Tác giả: Liêu Uyển Hồng

Ngày cập nhật: 04:21 22/12/2015

Lượt xem: 1341168

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1168 lượt.

việc gây ra lộn xộn không hay.
“Không sao đâu, em cứ dịch đúng những gì họ nói cho anh. Tim anh to lắm đó!” Lancer dùng tay vẽ hình minh họa một trái tim to uỳnh ngay trước ngực.
“Tốt lắm, vậy anh chuẩn bị tiếp chiêu nhá, xem tim anh rốt cuộc to cỡ nào?” Tuyết Nhung bắt đầu dịch.
“Một netizen tên là Thốc Lộ Lộ nói thế này: “Một câu thôi, tên người Mĩ đó đúng là đồ hổ lốn Mĩ!” Cụm từ này được Tuyết Nhung dịch thành “American Chopsuey”. Ở Trung Quốc, từ “hổ lốn” được dùng để chửi rủa những kẻ không ra gì. Song khi dịch sang tiếng Anh, từ này lại biến thành một món ăn rất được ưa chuộng của các nhà hàng Trung Quốc tại Mĩ.
“Khà, khà, khà, Miss Đinh à, anh được ví với một món ăn ngon tuyệt của Trung Quốc đó nhé! Thế giới này thật thú vị, thật kỳ diệu biết bao! Tuyệt, tuyệt, cảm ơn em, mau dịch tiếp nữa đi!”
“OMG, thượng đế ơi!” Lòng Tuyết Nhung không ngừng gào thét, nhưng cô vẫn tiếp tục nhìn xuống dưới. Một netizen có nickname Bì Bì Ngông Cuồng viết:
“Người ta vẫn nói đàn ông là giẻ rách, nhưng tôi chưa từng gặp một gã đàn ông giẻ rách thực sự nào. Bây giờ thì tôi đã được nhìn thấy tận mắt. Đàn ông Mĩ đều là lũ giẻ rách! Đáng bị hắt cà phê! Cô gái hắt tốt lắm! Hắt rất tốt! Rất có chí khí của con gái Trung Quốc! Chỉ có làm thế con gái Trung Quốc mới không bị những lời đường mật của bọn họ đánh lừa.”






Cách theo đuổi phụ nữ truyền thống của đàn ông Trung Quốc
Thấm thoắt, Tuyết Nhung đã đến Mĩ được ba tháng. Đối với một sinh viên, thời gian ba tháng đồng nghĩa với quá trình đi từ những trang sách đầu tiên đến kỳ thi cuối cùng. Còn với thiên nhiên ngoài kia, ba tháng là khoảng thời gian màu xanh non mơn mởn của vạn vật được thay thế bởi vẻ lạnh lẽo thê lương. Trên những cánh đồng trống chỉ còn lại vài quả bí ngô người ta quên thu hoạch và những rễ cây khô héo. Sau sự trỗi dậy yếu ớt của thiên nhiên và ánh mặt trời gay gắt là nét đìu hiu khô quạnh. Chúng như đang nhắc nhở con người rằng nếu những trái chín mùa thu đã đến lúc tàn lụi thì chỉ nay mai thôi hoa tuyết mùa đông sẽ bay kín khắp trời.
Những chiếc áo phông ngắn tay đã sớm được thay bởi những bộ áo gió mùa thu. Trên những con đường cắt ngang khuôn viên trường, đôi lúc người ta đã nhìn thấy những chiếc áo lông ấm áp. Cho dù trời mới chỉ mưa và vẫn chưa có tuyết rơi, song hơi lạnh đã luồn vào trong gió, thấm vào cơ thể và tâm hồn mỗi người, nhắc nhở người ta về sự tồn tại của nó.
Song với Tuyết Nhung, cuộc sống vài tháng qua của cô hoàn toàn trái ngược với thiên nhiên ngoài kia. Thiên nhiên chuyển từ nóng sang lạnh, còn cô lại bước từ lạnh sang nóng. Khi mới đặt chân đến Mĩ, cô luôn cảm thấy bị coi thường, cảm thấy cô đơn và yếu đuối. Song giờ đây, cô đã có thêm rất nhiều bạn bè, trái tim cũng đã ấm áp trở lại. Thậm chí đôi lúc vuốt lên má mình, cô đã có thể cảm nhận được nhiệt huyết tuổi trẻ chảy tràn trong da thịt. Lẽ nào mọi thứ đều đang ngầm nói với Tuyết Nhung rằng: với sự mai mối của ông tơ bà nguyệt, cô đang từng bước tiến gần đến tình yêu?
Mỗi lần Tuyết Nhung nghĩ đến hai từ “tình yêu”, trái tim cô lại đập loạn nhịp, đầu óc trở nên choáng váng. Người đầu tiên khiến cô có cảm giác yếu đuối khi đứng trước anh lại là chàng trai người Mĩ vừa lạ lẫm vừa thân thuộc, vừa đáng ghét vừa thú vị - Lancer!
Cha của Ngô Vũ là thầy dạy đàn đầu tiên của Tuyết Nhung. Trước đây, mẹ cô và chú Ngô cùng dạy học ở trường Đại học Sư phạm. Chú Ngô là giáo viên dạy vĩ cầm của khoa m nhạc, còn mẹ cô là cô giáo dạy tiếng Anh của khoa Ngoại ngữ. Tuyết Nhung còn nhớ năm cô bốn tuổi, một ngày nọ, mẹ dẫn cô đến nhà chú Ngô, nhờ chú dạy đàn cho cô. Nói ra kể cũng thú vị, hồi đó, người ra mở cửa cho hai mẹ con cô chính là Tiểu Ngô Vũ. Vừa nhìn thấy khuôn miệng hơi nhếch lên của anh ấy, Tuyết Nhung liền bật cười khanh khách, bị cô cười nhạo, Ngô Vũ liền mím môi lại rồi chạy thẳng vào phòng.
Đó chính là ấn tượng đầu tiên của Tuyết Nhung về Ngô Vũ.
Sau này Tuyết Nhung mới biết, không chỉ cô học đàn, chú Ngô còn bắt cả con trai mình học đàn. Vì Ngô Vũ lớn hơn cô một tuổi, nên đương nhiên anh ấy bắt đầu học sớm hơn cô một chút. Hai người họ nghiễm nhiên trở thành sư huynh sư muội của nhau. Khi Tuyết Nhung kéo những nốt nhạc đầu tiên, Ngô Vũ đã kéo được cuốn sách nhạc thứ hai của nhạc trưởng Hidemi Suzuki[1'>. Nhưng chỉ nửa năm sau, Tuyết Nhung đã đuổi kịp Ngô Vũ.
[1'> Hidemi Suzuki: Nhạc trưởng tài ba của Nhật Bản.
Thấy tiến độ học nhạc của con trai mình quá chậm chạp nên chú Ngô muốn lấy Tuyết Nhung ra làm động lực thúc đẩy Ngô Vũ. Vì thế, ông quyết định để hai đứa trẻ học cùng nhau. Do căn nhà quá nhỏ, nếu cùng chơi đàn chúng sẽ làm ảnh hưởng đến hàng xóm, cuối cùng chú Ngô quyết định dẫn cả hai đến phòng tập đàn của khoa nhạc.
Cứ thế, hai đứa bé dần dần tạo nên một góc tranh riêng cho khoa nhạc. Mỗi ngày, cứ vào khoảng bốn năm giờ chiều, người ta lại thấy có hai đứa trẻ dắt tay nhau đi vào đi ra phòng nhạc. Đôi lúc, chú Ngô không ở đó, hai đứa lại ngồi cãi nhau ở cầu thang hoặc cùng đ


Duck hunt