Snack's 1967

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Những Tháng Năm Hổ Phách

Những Tháng Năm Hổ Phách

Tác giả: Tuyết Ảnh Sương Hồn

Ngày cập nhật: 03:01 22/12/2015

Lượt xem: 1342187

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2187 lượt.

nhiều ấn tượng. Hơn nữa, cô ăn mặc bình thường, giản dị, tính cách hướng nội, không hay ồn ào, không ưa buôn chuyện nên thường bị coi như “người vô hình” lúc đứng với các bạn cùng lớp, thuộc loại “vắng mợ thì chợ vẫn đông”.
Đàm Hải Yến thì hoàn toàn khác, cô xinh đẹp lại hoạt bát nên rất nổi bật, thu hút sự chú ý của mọi người. Năm lớp bảy thường có nam sinh gửi thư cho cô, trong lớp cũng có mà lớp khác cũng không thiếu. Những nét bút vụng vè gửi gắm biết bao lời lẽ thơ ngây nhưng chân thành. Mỗi lần nhận được thư, Hiểu Yến đều đưa cho Tần Chiêu Chiêu xem cùng, lần nào xem xong trong lòng cô cũng nảy sinh ít nhiều hâm mộ.
Ngày ấy thiếu nữ mười ba, mười bốn đã ít nhiều hiểu thế nào là “yểu điệu thục nữ, quân tử hảo cầu”, con gái là phải xinh đẹp, yểu điệu, nho nhã, dịu dàng mới đáng là đối tượng để theo đuổi. Vì thế, Tần Chiêu Chiêu cũng hiểu vì sao mình chẳng bao giờ nhận được thư của ai, hiển nhiên trong mắt đám con trai không phải “yểu điệu thục nữ”. Hay nói thẳng ra, cô không xinh đẹp.
Tần Chiêu Chiêu thấy thật đau lòng, tại sao cô không xinh đẹp hơn chứ? Đến đám con trai trong lớp còn không buồn để ý tới cô, Kiều Mục sẽ càng không bao giờ them để ý tới.
Tần Chiêu Chiêu không chịu được việc mình xấu xí, nên lúc ba mẹ không ở nhà cô thường trốn trong phòng soi gương trang điểm cho mình. Cái gọi là trang điểm cũng chỉ là đem mấy bộ quần áo phối lại với nhau, sau đó chải thử nhiều kiểu tóc khác. Cô chải đủ kiểu từ cột tóc đuôi ngựa, cột trễ, cột lệch tới bện một bím, hai bím… để lựa chọn xem kiểu nào hợp nhất. Chải hết kiểu này tới kiểu khác, cuối cùng cô cảm thấy mình tết hai bím là dễ nhìn nhất.
Từ đó, Tần Chiêu Chiêu thường xuyên tết tóc hai bên đi học. Nhưng đến lớp vẫn chẳng có bạn trai nào viết thư gửi cô; mà trên đường về Kiều Mục thấy cô cũng coi như không, cứ thế lướt qua. Cô cứ như người vô hình, như không khí trong suốt, chẳng để lại vết tích gì.
Tần Chiêu Chiêu chán nản, chán nản vô cùng.






Học kỳ hai năm lớp tám, một buổi chiều đầu hạ đã xảy ra chuyện mà suốt đời Tần Chiêu Chiêu không thể nào quên.
Xế chiều hôm ấy, vừa tan học Tần Chiêu Chiêu liền đạp xe về nhà. Đến ngã tư rẽ từ thành phố về nhà, Tần Chiêu Chiêu lại theo thói quen liếc sang ngả đường bên trái – đây là đường Kiều Mục đi học về. Mười lần thì đến chín, cô chỉ nhìn thấy khoảng trống mênh mông. Thế nhưng hôm đó, vừa quay đầu lại cô đã thấy Kiều Mục đang đạp xe về phía này, áo sơ mi nhẹ nhàng bay trong gió, cảnh sắc sinh động như tranh vẽ.
Nháy mắt, tim cô đập rộn rã, nhất thời cô quên luôn mình đang đi trên đường lớn. Bỗng nhiên cô nghe thấy một tiếng “rầm” bên tai, rồi chẳng biết chuyện gì xảy ra, bóng đen kéo tới bao trùm trước mắt.
Lúc khôi phục được ý thức, cô cảm thấy rất nhiều gương mặt loang loáng lúc ẩn lúc hiện trước mắt và rất nhiều âm thanh vo ve bên tai. Gương mặt gần nhất đang cúi xuống nhìn cô, ân cần hỏi: “Cậu sao rồi? Có ổn không vậy?”
Âm thanh này là tiếng nói bấy lâu nay vẫn đau đáu trong lòng cô, thứ tiếng phổ thông thật chuẩn, thật êm tai.
Thấy có người lớn mang tiền thuốc men tới, kể cả không có điện bác sĩ cũng nhiệt tình dùng đèn pin xử lý vết thương cho Tần Chiêu Chiêu. Phó giám đốc Kiều thấy vậy, vô cùng tức giận. “Có lầm không vậy? Tôi mà không đến thì các anh chị cũng không them khám cho cô bé phải không? Đây có phải chỗ chữa bệnh cứu người nữa hay không thế?”
Một vị phó giám đốc quyền cao thường không giận mà vẫn uy, đến khi tức giận thì khí thế càng bức người. Vị bác sĩ đành nhỏ giọng biện giải: “Đây là quy định của bệnh viện…”
Lời còn chưa dứt đã bị Phó giám đốc Kiều mắng át: “Đừng có nói nhảm mấy lời này với tôi. Quy định là thứu chết, người sống sờ sờ mới đáng quý. Gặp cảnh này cứu người quan trọng hơn, chả lẽ mấy anh chị không linh động được ư? Cháu bé còn nhỏ không có tiền không phải đã gọi cho bố mẹ rồi đó sao? Các anh chị khám trước cho cháu thì có mất gì? Còn sợ mấy người làm cha làm mẹ chúng tôi ăn quỵt của các anh chị chắc?”
Bác sĩ tự thấy mình đuối lý nên không dám cao giọng tranh cãi nữa, chỉ nhanh nhẹn xử lý gọn ghẽ, băng bó cẩn thận vết thương trên trán cho Tần Chiêu Chiêu đế mấy người họ mau mau rời đi.
Phó giám đốc Kiều dùng xe riêng của ông chở Tần Chiêu Chiêu bị thương và chiếc xe hỏng của cô về tận nhà. Đây là lần đầu tiên cô bé được đi ô tô nên đặc biệt nhớ kĩ loại xe này tên Santana. Cô bé vô cùng cảm kích, lúc xuống xe còn cảm ơn hai bố con Phó giám đốc Kiều: “Cháu cám ơn bác Kiều, cảm ơn Kiều Mục!”
Hai chữ “Kiều Mục” này trước kia Tần Chiêu Chiêu đã thầm nhủ không biết bao nhiêu lần, tới giờ mới lần đầu được nói ra miệng. Lời nói ra, hai má cũng nhuốm sắc hồng.
Vợ chồng Tần gia về nhà, biết tin con gái bị tai nạn thì kinh sợ, tận mắt thấy thương thế không nặng lắm mới thở phào nhẹ nhõm. Nghe con gái kể lại mọi chuyện, hai người vô cùng cảm kích Phó giám đốc Kiều và Kiều Mục. Tần ba nghiến răng bỏ tiền mua mấy cân hoa quả ngon mà bình thường bản thân ông cũng chauw