
Tác giả: Tuyết Ảnh Sương Hồn
Ngày cập nhật: 03:01 22/12/2015
Lượt xem: 1342190
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2190 lượt.
n tương đương một ngàn cân, mười tấn là mười ngàn cân. Ngày hôm nay ba cô vác tận mười ngàn cân hàng. Con số này đối với cô thật khổng lồ, thật không tưởng tượng nổi làm thế nào mà ba có thể dỡ hết chừng đó hàng.
Lại nghe thấy tiếng ba vui vẻ vọng vào: “Thế này có đáng gì, một thùng gạch lát năm chục cân, chỉ khuân có hai trăm thùng thôi mà.”
Dỡ hai trăm thùng gạch nặng như vậy mới được hai trăm đồng, tính ra tiền công mỗi thùng chỉ hơn một hào. Tần Chiêu Chiêu nhẩm tính so sánh tổng lượng công việc với tiền công dỡ mỗi thùng gạch mà hốc mắt đỏ hoe, ba thật vất vả quá.
Tần mẹ nín lặng, hai giọt nước mắt rớt xuống chiếc khăn ấm chườm trên vai chồng, nháy mắt giọt nước mắt ấm hút dưới lớp khăn, như chưa từng tồn tại.
Gia cảnh nhà Tần Chiêu Chiêu sa sút còn nhà Kiều Mục vẫn như cũ. Tuy tình hình nhà máy xuống dốc, chỉ có thể dùng mấy chữ “cố níu hơi tàn” mà hình dung nhưng lãnh đạo nhà máy vẫn ổn định, chẳng có gì thay đổi. Nghe nói sắp tới Phó giám đốc Kiều còn được điều tới Cục Cơ khí thành phố.
Kiều Mục lên cấp hai bắt đầu học dương cầm. Ba mẹ cậu không tiếc tiền mua hẳn một cây dương cầm giá hơn một vạn cho con học đàn, tiền này chủ yếu do ông bà ngoại ở Thượng Hải tài trợ. Nhà họ Mục có hai con bị đưa xuống nông thôn, chỉ một đứa về được Thượng Hải, hai ông bà già cả thương con gái tha hương nên càng yêu quý cháu ngoại, không tiếc tiền cho cháu. Rất nhiều người ở Trường Cơ không khỏi tấm tắc: “Nhà tư bản đúng là khác người!”
Hôm mang đàn về, rất nhiều người trong khu tập thể kéo lại xem. Ở Trường Cơ, đa số mọi người chỉ biết món đồ Tây dương sang quý này qua ti vi chứ chưa từng thấy đồ thật, vì thế không thể bỏ lỡ dịp này được. Tần Chiêu Chiêu cũng đi theo mọi người, thấy chiếc đàn thật lớn, mấy người phải khệ nệ mới đưa được nó lên tầng ba. Đàn lên tới nơi, không lâu sau tiếng đàn du dương, trong trẻo đã từ trên lầu vọng xuống.
Ngày nào cũng thế, cứ xế chiều, Tần Chiêu Chiêu tan học về nhà chuẩn bị nấu cơm lại nghe thấy tiếng đàn miên man từ lầu ba bên cạnh truyền sang. Hai đứa trẻ cùng tuổi nhưng hai bàn tay Kiều Mục đang lướt trên phím dương cầm trắng muốt còn tay Tần Chiêu Chiêu khua giữa nồi niêu bát đũa. Ba mẹ nghỉ việc ở nhà máy ra ngoài làm thêm đều vất vả, cô ở nhà phải chuẩn bị cơm nước để ba mẹ về là có sẵn đồ ngon lành, nóng sốt.
Trước khi nấu cơm phải đổi than trong lò, nhặt viên than tổ ong đã tàn bỏ đi, thay viên mới vào. Cô dùng kẹp sắt gắp cục than mang ra ngoài, nhưng kẹp không chắc, viên xỉ than rơi bịch trên nền nhà, vỡ vụn thành vô số mảnh xỉ, bụi bay mù mịt, khói ươm đầy căn bếp nhỏ.
Tần Chiêu Chiêu ngây ngẩn nửa ngày nhìn xỉ than vương vãi đầy sàn. Cô mong giá mình là nàng Lọ Lem, nếu cô có thể là Lọ Lem… Thế nhưng, lấy đâu ra thế giới cổ tích giữa đời thực?
Học ở Nhị Trung, Tần Chiêu Chiêu ngồi cùng bàn với Đàm Hiểu Yến, lâu dần hai người thành bạn tốt, có chuyện gì cũng kể cho nhau nghe.
Ngày khai giảng, hai người giới thiệu bản thân. Đàm Hải Yến vừa nghe đã thích mê tên của Tần Chiêu Chiêu. “Tên nghe hay quá, thật êm tai lại đặc biệt, chả bù cho tên mình, bình thường quá!”
Tên Tần Chiêu Chiêu là do ba đích thân mở từ điển ngâm cứu rồi đặt tên cho, ba cô không phải là người học hành chữ nghĩa nhưng đặt tên cho con gái cưng nhất định phải chọn một cái tên văn vẻ. Mấy cái tên tầm thường kiểu A Linh, A Trân, A Cầm, A gì đó… ông nhất định không động tới. Ban đầu ba rất ưng cái tên “Hi” nghĩa là “ánh ban mai”, nhưng mẹ lại bảo chữ này khó viết quá, không muốn đặt cho con, lúc sau thấy tên “Úc” nghĩa là “đẹp đẽ” cũng được nhưng mẹ vẫn gàn vì chữ này chẳng mấy người biết, đến lúc ấy có tên mà chẳng ai biết đọc thì phải làm sao. Cuối cùng, ba vô tình lật tới trang có hai chữ “Chiêu Chiêu”, có nghĩa là “sáng láng, rõ ràng”, âm đọc lên vang cang, lại dễ viết, ý nghĩa cũng sáng sủa đẹp đẽ; mà mẹ cô cũng khen chữ này hay. Vậy là họ liền đặt tên cho con gái là “Chiêu Chiêu”.
Đàm Hải Yến cũng là con một gia đình công nhân giống Tần Chiêu Chiêu, ba mẹ cô công tác ở nhà máy động cơ diezel Hồng Kỳ, thường gọi tắt là Hồng Cơ. Nhà máy và khu tập thể nằm ở ngoại ô phía tây thành phố, cũng là vùng nửa thành phố nửa quê. Hai nhà có gia cảnh tương đồng nên gặp nhau nói chuyện đặc biệt ăn ý, hòa hợp. Cái gọi là “ngưu tầm ngưu, mã tầm mã”, người ra sao thì kết giao cùng người kiểu thế ấu cũng thật có đạo lý, những người có xuất thân, gia cảnh tương đồng thường dễ thành bạn bè với nhau.
Trong lớp, nữ sinh gia cảnh có điều kiện nhất là Chung Na, ba mẹ cô làm việc ở bệnh viện thành phố. Cả nhà ba người sống khá thoải mái trong căn nhà mới ba phòng ngủ, một phòng khách được trang hoàng đẹp đẽ. Chung Na cũng rất nhiệt tình, hiếu khách, thường mời các bạn nữ trong lớp về nhà chơi. Tần Chiêu Chiêu có ghé qua một lần, vừa vào cửa là ngẩn người. Lần đầu tiên cô được thấy một ngôi nhà rộng rãi, đẹp đẽ như vậy. Nhà cửa thoáng mát, rộng rãi, sáng sủa; sàn nhà trắng tinh không một hạt bui; bên cạnh chiếc ti vi