Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Phế Đô

Phế Đô

Tác giả: Giả Bình Ao

Ngày cập nhật: 03:11 22/12/2015

Lượt xem: 1342502

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2502 lượt.

ép lại xong tối ngày 20 tháng 01 năm 1993
Sửa lại xong chiều ngày 21 tháng 02 năm 1993
-- Hết --






Lời cuối sách
(Giả Bình Ao)
Thấm thoát, tôi ở thành phố đã hai mươi năm, nhưng vẫn chưa viết một cuốn truyện nào về thành phố. Càng áy náy, tôi càng không dám viết lấy được, thậm chí ngay đến truyện Thương Châu cũng lười viết. Theo hiểu biết của tôi năm bốn mươi tuổi, văn chương là chuyện thiên cổ…văn chương đâu phải là việc ai muốn viết thế nào thì viết…Nó là một câu chuyện, thuộc trời đất đã có từ lâu, chỉ có điều mình có duyên số được hay không. Chưa vội lấy chuyện nước ngoài làm ví dụ, hãy nói tới "Tây Sương Ký", "Hồng Lâu Mộng", cái đạt khi đọc nói đâu có cảm thấy nó là sự bịa đặt của nhà văn? Lơ mơ như đã trải qua, như trong cõi mộng. Văn chương hay, hoàn chỉnh như một dãy núi, núi không cần phải đẽo gọt cũng chẳng phải khéo léo trồng ở chỗ này một cây bạch hoa, đặt ở chỗ kia một khóm phong lan. Sự hiểu biết này khiến tôi lâm vào cảnh khó xử, tôi coi thường tác phẩm trước kia của mình, tôi cũng mất hết sự kính nể đối với nhiều tác phẩm trên đời, tuy tôi biết rõ loại văn chương này xét cho cùng cũng do con người cầm bút viết ra, nhưng tại sao dưới gầm trời có loại văn chương này, mà tôi lại không thể viết được? Kiểm điểm lại thì trước đây mình ngưỡng mộ nào là văn chương rực rỡ, tình cảm dạt dào, phong cách độc đáo, thật ra lại chính là cản trở sự phát triển của nhân tài. Ma quỷ hung ác, thượng đế cứ im đi. Kỳ tài là tuyết mùa đông sấm chớp mùa hè, đại tài là bốn mùa chuyển đổi. Tôi đã là người bốn mươi tuổi, đến cái tuổi một ngày không cạo mặt là khuôn mặt hoàn toàn khác lạ, không thể nói đầu óc chưa chín chắn nhuần nhuyễn, dòng văn không trôi chảy, cho dù hòn đá thì hòn đá cũng phải mọc một lớp rêu. Tôi đã bỏ đi dịp quan sát phát tài ăn uống chơi bời cờ bạc mà một người thường được hưởng, vậy thì gãi để hói cả tóc, hao tổn cả thân thể vẫn chưa ra áng văn hay quả thật tôi không có duyên số hay sao?
Tôi thấy buồn sâu sắc cho mình. Nỗi buồn này lại không có ai để nói. Cho nên, bước ra khỏi cửa thường có người sau khi biết tôi là ai muốn nói cung kính thì mặt tôi nóng như hòn than. Khi ra hiệu sách hễ nhìn thấy sách của mình ở đó là vội tránh xa. Tôi càng như thế, người ta càng bảo tôi khiêm tốn. Tôi khiêm tốn cái nỗi gì? Quả thật cảm thân mình chơi trò hư danh, mà hư danh này khiến tôi khổ sở khó nói.
Làm một người trong đời sống hiện thực, có tư tưởng này, tôi biết là một dấu hiệu chẳng lành. Sự thực cũng đúng như vậy. Trong những năm này, tai nạn cứ theo nhau ập đến, đầu tiên tôi bị viêm gan B. dai dẳng sống hơn một năm trong bệnh viện như nhà giam trá hình, tập trung các mũi tiêm lại, thì có thể nói đã trải qua một vạn mũi tên đâm vào người, uống thuốc nam hết gói to đến gói nhỏ, số cây thuốc này đủ nuôi sống một con trâu. Sau đó mẹ nhiễm bệnh phải mổ, sau nữa bố mắc bệnh ung thư qua đời, rồi em rể bị chết, cô em gái đáng thương dắt con nhỏ về nhà mẹ đẻ, tiếp theo là vụ kiện cuốn níu bản thân kéo dài lê thê. Tiếp theo nữa là vì người khác mà bị cuốn vào chuyện lôi thôi rắc rối của đơn vị, chịu mọi nỗi oan nhục cho đến khi lại rơi vào một cảnh khốn quẫn đáng sợ hơn, lời đơm đặt tới tấp dội xuống đầu. Tôi không có con trai sau khi bố mất, tôi đã từng nói, tôi trước không có người xưa, sau không có kẻ nối dõi. Bây giờ kẻ nên đi thì chưa đi, người không nên đi thì đã đi cả, mọi thứ đóng dựng trong mấy chục năm phấn đấu đã đổ vỡ liểng xiểng cả, chỉ còn lại cái thân tôi bị nhiễm siêu vi trùng cả phần xác lẫn phần hồn và ba chữ họ tên mà họ tên thì lại thường bị người ta réo người ta viết, người ta dùng và người ta chửi.
Trong hai mươi ngày, tôi đốt hết một đống than to tướng của nhà anh Mã. Bữa cơm nào cũng có đậu phụ, đến nỗi người bán đậu phụ ngày nào cũng đến rao bán ở ngoài cổng vài lần. Con anh vừa biết đi, không lúc nào ngơi chân ngơi tay, cháu bé đã quen tôi, thường hay len lén bò theo bậc cầu thang xi măng, lên nhìn tôi mỉm cười, không biết nói. Chị Mã cười bảo tôi "Cháu thích chú đấy, có lẽ sau này cũng định học văn học". Tôi đáp, sau này lớn khôn cháu làm gì cũng được xin chớ có làm văn học. Câu này không nên nói với chị Mã, bởi vì anh Mã là nhà văn, nhưng tôi nói câu ấy lúc đó rất chân thành. Điện ở nông thôn Vị Bắc mất thường xuyên, hơi một tí là mất điện, những tối nào không có điện dễ sợ lắm, tôi cứ lặng thinh ngồi lì trên ghế mây mắt mở trao tráo nhìn vào bóng tối đen như mực. Đêm đó tự nhiên mất ngủ, khi trời sáng mới chợp mắt. Đến mười một giờ mới mơ mơ màng màng mở mắt ra, cảm giác đầu tiên là không biết mình đang ở đâu. Nghe tiếng chị Mã nói với chồng ở gác dưới "Sao không thấy chú ấy ho nhỉ? Anh lên gõ cửa xem, biết đâu đã bị ngạt hơi than". Tôi hấp tấp mặc quần áo, đi xuống gác bảo, tôi không chếtdc, Thượng Đế không đời nào để tôi chết tự do thoải ma:i vô tri vô giác đâu, lại hỏi "Tôi ho ghê gớm lắm hả chị?" Chị Mã bảo "Ho dữ lắm, lẽ nào chú không thấy thế!" Quả thật, tôi chẳng đếy đến cái ho


Polaroid