Polly po-cket

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Sống Như Tiểu Cường

Sống Như Tiểu Cường

Tác giả: Bukla

Ngày cập nhật: 03:10 22/12/2015

Lượt xem: 1341135

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1135 lượt.

Đây là cuốn tự thuật của nhân vật được coi là “chuyên gia lừa đảo” Tiểu Cường. Toàn bộ câu chuyện về cuộc đời của nhân vật này được truyền tải qua giọng kể của Bukla – một tay viết đầy kỳ bí mới xuất hiện trong cộng đồng blog Trung Quốc.
Từ nhỏ đến lớn, Trương Tiểu Cường được coi là một “nhân tài kiệt xuất” của cái thôn cũng kiệt xuất không kém đó là “thôn lừa đảo” nằm trong thị trấn Tam Thuỷ. Tiểu Cường có sở trường là tự khoác cho mình những câu chuyện thời niên thiếu đầy đau thương và nước mắt, khiến cho người khác phải động lòng trắc ẩn, đó chính là tuyệt kỹ kiếm tiền của cậu ta.
Trong một chuyến đi chơi ngẫu nhiên lên tỉnh thành, Tiểu Cường có cơ hội phô diễn toàn bộ tài năng của mình để kiếm tiền, vừa lo kiếm sống, vừa phải lo đối phó với đám cảnh sát. Vậy mà, chỉ sau một lần buộc phải làm việc tốt, một Tiểu Cường luôn gặp may trong nghề bỗng trở thành kẻ gặp vận hạn đen đủi không ngừng. Liệu Tiểu Cường có thể vượt qua vận đen của mình được không? Bạn hãy tự tìm câu trả lời trong cuốn sách này nhé.
Bút danh là Bukla là cây viết mới xuất hiện trong cộng đồng blog từ năm 2006, nhưng đã nhanh chóng được các bloger chào đón nồng nhiệt, họ gọi người này là kẻ “một câu nói ra cũng trở thành kinh điển”, có nhiều công ty điện ảnh đã đặt vấn đề mua bản quyền tác phẩm Sống như Tiểu Cường để chuyển thế thành phim, và cư dân mạng cũng như người dân Trung Quốc đang mong đợi một ngày gần đây, họ sẽ được thưởng thức tác phẩm này dưới dạng phim truyện.
----
Ông béo lại nói: “Thế sao được chứ, tôi không thể mặc kệ mẹ góa con côi nhà chị ngoài đường thế này, làm vậy tôi cũng chẳng phải con người.”
Cuối cùng, lái xe đưa chúng tôi 50 đồng và đi, ông này cũng không yên tâm bỏ đi nên quay lại xin địa chỉ của chúng tôi và nói sau này sẽ đến thăm.
Địa chỉ đương nhiên là giả, mẹ bảo làm cái nghề kinh doanh này chỉ gặp một lần thôi, không tiếp khách quay lại.
Mảng kinh doanh của bố mẹ tôi vô cùng phong phú, có khi mẹ tôi trang điểm rất đẹp và cùng bố tôi đi làm việc “giăng bẫy đàn ông”, những lúc ấy mẹ chẳng bao giờ cho tôi đi theo, bà bảo trẻ con nhìn thấy những cảnh ấy không hay.
Thực ra, việc họ làm tôi đều biết cả, mẹ tôi thường cùng dì Quế Hoa đứng bên đường để kiếm khách, việc đong đưa là của dì Quế Hoa, còn mẹ tôi chỉ cần dẫn khách vào phòng, sau đó bố tôi và các chú khác sẽ xông vào, về điểm này thì dì Quế Hoa vô cùng khâm phục mẹ tôi, mỗi lần như thế thu nhập gấp mấy chục lần so với công việc của dì mà lại không mất sức.
Những lúc không bận công chuyện làm ăn, mẹ tôi thường cùng các dì ngồi đánh mạt chược. Tôi quanh quẩn phục vụ rót trà cho họ, lúc đi qua chỗ mẹ, tôi ra ám hiệu để mẹ biết họ thiếu quân nào, vì thế mẹ chiến thắng thật dễ dàng.
Khi tôi đến tuổi đi học, mẹ tôi cũng cho tôi đến trường, thực ra lũ trẻ con trong thị trấn Tam Thủy phần lớn không đi học, học ở trường không thú vị bằng học nghệ thuật móc túi. Mẹ nói với tôi, công việc làm ăn của chúng ta là phải dựa vào cái đầu, học hành làm cho đầu óc linh hoạt, có thể tính chuyện làm ăn lớn, con không giống như Tứ Mao và mấy đứa nhỏ kia.
Bố mẹ Tứ Mao chỉ làm một “trò” duy nhất, ngày nào họ cũng đợi bên đường chờ khi có xe chở khách du lịch nào chạy qua là mẹ Tứ Mao ngồi ở giữa đường, ưỡn cái bụng làm ra vẻ đau quằn quại như sắp sinh em bé. Mẹ tôi không làm vậy, mỗi lần thổ huyết bà đều nhìn tôi bằng dáng vẻ trìu mến nhất khiến người khác cảm thấy hết sức đau lòng. Mẹ Tứ Mao diễn xuất rất tệ, giỏi lắm cũng chỉ biết lăn lộn, nhưng cũng chỉ cần có thế, hầu hết các xe đều dừng lại, ngay lập tức bố Tứ Mao cùng các anh em xông lên dở trò xin đểu khách.
Có ngày thu nhập của họ rất cao, đến mẹ tôi nhìn còn phải phát ghen, và những lúc như thế bà thường than thở: Xã hội ngày nay giá trị của chất xám bị đảo lộn nghiêm trọng quá…
Tuy thế, bà vẫn cho tôi đi học, thành tích học tập của tôi cũng không đến nỗi nào nhưng giáo viên chẳng ai quý tôi, họ chỉ thích những đứa trẻ ăn mặc gọn gàng, đẹp đẽ, bố mẹ luôn đến nhà thầy cô chơi vào mỗi dịp lễ tết.
Sau khi tan học, có thời gian tôi lại đi theo giúp mẹ trong việc làm ăn, hai mẹ con phối hợp ngày càng ăn ý, nhưng cũng có một lần bị phát hiện, đó là trường hợp ngoài dự tính vì hôm đó mẹ tôi bị cảm cúm. Lẽ ra đối phương đã tin, nhưng sau đó mẹ tôi bị một trận ho dữ dội đến nỗi ho ra cả túi nilon đựng thuốc nước vốn dĩ được giấu kín trong miệng.
Người lái xe này cũng là một anh béo, tôi phát hiện ra rằng những người lái xe đều béo, lý do có lẽ vì thời gian ngồi trên xe nhiều và lười vận động.
Anh ta lôi cổ mẹ tôi ra ngoài và nói sẽ đưa mẹ đến sở cảnh sát, mẹ tôi khóc như mưa, tôi vừa khóc vừa chạy theo. Tôi nhớ đến cuốn sách viết về việc Bao Công xử vụ Trần Thế Mỹ, thế là tôi ôm lấy chân anh béo mà khóc, nói là bố tôi đã bỏ hai mẹ con rồi, ông ấy có vợ bé, còn có thằng con trai bé nữa, hai mẹ con tôi đã hai ngày nay không ăn uống gì, lúc đầu tôi định nói là năm ngày nhưng suy xét đến tính sát thực nên tôi đổi thành hai ngày.
Anh chàng béo cuối cùng đã không dẫn mẹ