Insane

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Tam Sinh Tam Thế - Thập Lý Đào Hoa

Tam Sinh Tam Thế - Thập Lý Đào Hoa

Tác giả: Đường Thất Công Tử

Ngày cập nhật: 03:16 22/12/2015

Lượt xem: 1342009

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/2009 lượt.

chim liền cánh, dưới đất nguyện làm cây liền cành”, dăm hôm sau lại “Tương tư muốn gặp nhau biết ngày nào, lúc này đêm nay khó vị tình”, vài hôm sau lại “Áo khan dần lỏng cũng không hồi hận, vì ai thương nhớ tấm thân hao gầy”.
Vì những trang giấy viết những bài thơ này rất dễ cháy, nên Thập Tam sư huynh vốn được phân công coi sóc chuyện bếp núc liền nhặt nhạnh từng trang từng trang, lấy làm mồi nhóm bếp. Ta cũng từng cố hết sức giữ gìn bảo vệ chúng, nhưng chỉ một câu của đại sư huynh Nại Hà: “Đệ suốt ngày ở trên núi không sản xuất, chỉ biết ngồi không đợi ăn cơm, lần này khó khan lắm mới có chút giấy bỏ đi để đóng góp, vậy mà còn nhỏ mọn như thế” làm cho ta “tắt họng” ngay lập tức.
Khi đó ta vẫn còn nhỏ, tuy ngày ngày cùng ở với cánh đàn ông, may mắn là vẫn còn chút tình cảm của thiếu nữ. Tuy rằng chưa từng đáp lại Ly Kính lời nào, nhưng hắn vẫn vô cùng nhẫn nại, ngày ngày sai Hỏa kỳ lân mang thư tới. Ta cũng hơi rung động vì hắn.
Một ngày kia, Hỏa kỳ lân đem tới hai câu thơ, rằng “Thiên trường địa cửu hữu thời tân,Thử hận miên miên vô tuyệt kỳ” (Thiên trường địa cửu còn có lúc hết, Nhưng mối hận này đằng đẵng không bao giờ nguôi). Ta kinh sợ, tưởng rằng đó là di thư, hắn có vẻ giống như một người nghĩ quẩn, bèn tiện đường ngồi lên lưng Hỏa kỳ lân, âm thầm đi tới cung Đại Tử Minh để khuyên nhủ hắn. Hỏa kỳ lân lại đưa ta tới thẳng động phủ ở dưới chân núi.
Đó là một cái động tự nhiên, sau đó được thu dọn, sửa sang, Ly Kính đang nằm nghiêng trên chiếc sập bằng đá. Ta không biết hắn đã chết hay còn sống, chỉ cảm thấy trời như đã sụp xuống một nữa, bèn nhảy xuống khỏi Hỏa kỳ lân mà chạy tới lay hắn. Lay, lay, rồi lại lay, trước sau hắn vẫn không hề tỉnh lại. Ta không biết làm thế nào, đành phải lấy pháp khí ra, sấm rền chớp giật gió điên cuồng thổi qua, thử hết cách này tới cách khác, nhưng hắn vẫn không tỉnh. Hỏa kỳ lân thấy không ổn bèn nhắc ta: “Pháp khí này đánh bên người chỉ là gây tê, thượng tiên không ngại thì hãy kích thích vào tâm can mềm yếu của điện hạ, có lẽ điện hạ sẽ tỉnh lại”.
Cho nên ta liền nói câu nói đó.
“Huynh mau tỉnh đi mà, đệ nhận lời huynh là được chứ gì”.
Hắn quả nhiên mở choàng mắt, tuy rằng bị chiếc quạt lụa của ta đập cho tơi tả nhưng hắn vẫn cười: “A Âm, nhận lời huynh rồi thì đệ không được hối hận đấy, đỡ huynh dậy nào, huynh bị pháp khí của đệ đánh cho xương cốt rụng rời rồi”.
Lúc đó ta mới biết đây chỉ là mưu kế.
Sau này đại ca mới nói cho ta hay, mưu kế trong chuyện gió trăng không được coi là mưu kế, chỉ là tình thú mà thôi; còn hứng thú trong chuyện gió trăng cũng không được coi là hứng thú, chỉ là mưu kế mà thôi. Sau khi trải qua vết thương lòng, ta thấy nó cực kỳ có lý. Nhưng lúc đó thì vẫn chưa ngộ được chân lý.
Ly Kính đã đuổi hết những vị phu nhân trong tẩm điện của hắn. Đương khi tháng tư giữa chốn nhân gian, hoa đào trên núi bắt đầu nở rộ. Ly Kính vì đã thành công nên không gửi những bài thơ sướt mướt đến nữa. Đại sư huynh cho rằng hắn đã không thể kiên nhẫn được nữa nên vô cùng vui vẻ, các bài luyện tập tu tiên của chúng ta cũng nhờ phúc ấy mà được giảm đi không ít, vì thế mọi người vừa tiêu dao lại vừa sung sướng.
Khi ấy, trong lòng Ly Kính cũng có chút dè chừng với đại sư huynh, nên tuy rằng ở dưới chân núi nhưng cũng không lên núi nữa. Thế nên, mỗi ngày sau khi ta kết thúc bài luyện tập, đến trước động của Mạc Uyên báo cáo xong, liền thu dọn đồ đạc để xuống núi hẹn hò với hắn, ngày tháng trôi qua mệt mỏi muốn chết đi được.
Ly Kính quả không hổ là kẻ quen đường tìm hoa hỏi liễu, khiến người ta vui vẽ. Giờ đây vẫn còn nhớ, hắn từng tặng cho ta rất nhiều đồ chơi tinh xảo. Những thứ như dế tết bằng cỏ, sáo ngắn bằng trúc xanh, thứ nào cũng toàn tâm toàn ý làm thành, thực khiến người ta yêu thích. Cố nhiên có điều là không đáng mấy tiền, khiến người ta không khỏi tiếc nuối.
Có một lần hắn còn tặng cho ta một dây hoa dưa chuột. Lúc ở cung Đại Tử Minh, công chúa Yên Chi từng kể với ta rằng, vị ca ca này của nàng ta từ lúc nhỏ đã mắc một tật nhỏ, đó là không phân biệt được màu vàng hay màu tím. Hắn ta nhìn màu vàng hay màu tím đều giống như nhau, mà màu sắc này lại là một màu sắc kỳ dị mà người thường không thể nào lý giải nổi. Như thế khi tặng ta hoa dưa chuột, chắc hẳn hắn coi đó là một loài hoa tuyệt thế. Ta cũng không thèm so đo với hắn, hoa dưa chuột tốt xấu gì cũng là một loài hoa. Cho nên ta ép khô nó lại, rồi kẹp vào trong một cuốn sách về đạo pháp, trân trọng cất đi.
Sau khi ta mắc phải vết thương lòng thì không còn muốn nhớ lại quãng thời gian ta và Ly Kính tâm hợp ý đầu với nhau năm đó nữa. Rõ rang đã qua nhiều năm như thế, những tình tiết của quãng thời gian này ta cũng không còn nhớ rõ nữa.
Vậy thì hãy tiếp tục từ đoạn Huyền Nữ ra sân khấu đi.
Huyền Nữ là một muội muội nhỏ nhất của nhà đại tẩu Vị Thư ta. Khi đại tẩu được gả vào nhà ta, Huyền Nữ vẫn là một đứa trẻ còn quấn trong tả lót. Vì cái năm đại tẩu xuất giá, nhà mẹ đẻ xảy ra một số chuyện, Huyền Nữ từ nhỏ đã được đại ca đại tẩu ta nuôi dạy, thường xuyên cùng