Lamborghini Huracán LP 610-4 t

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Tác giả: Sơn Táp

Ngày cập nhật: 03:09 22/12/2015

Lượt xem: 134682

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/682 lượt.

ho họ quên đi cái lạnh, cái đói, bệnh tật và chiến tranh.
Tôi nhắm mắt, tôi đang nằm trong người em gái Trung Hoa của tôi và tôi xa cách em biết bao.
Một nỗi buồn đau đớn vò xé tôi. Tôi không xứng với tình yêu của em. Tôi là một kẻ sát nhân, một tên gián điệp.
Em không nói. Trăng đang lên trong yên lặng. Tôi nghe tiếng cây kêu ken két và giọng tôi lạnh lùng:
- Cô nhầm rồi thưa cô, tôi chỉ là một người qua đây bị thu hút bởi trí thông minh của cô. Tôi cũng giống như tất cả những người đã từng đến đấu cờ với cô để rồi lại đi. Xin cô thứ lỗi nếu hôm qua tôi tỏ ra không phải. Tôi hứa rằng đó là lần đầu tiên cũng là lần cuối cùng. Thưa tiểu thư, tôi kính trọng cô. Cô còn quá trẻ nên không đánh giá đúng hết những người xa lạ.
Tiếng cười chế nhạo của em làm tôi kinh ngạc.
- Ngay từ ván đầu, nước đi của anh làm tôi thấy lạ. Đến nỗi tôi quyết định tìm hiểu kỹ hơn về ý nghĩ của anh. Bảo là tôi ghi lại thế cờ sau mỗi lần đấu là tôi gian đấy. Khi ngồi trên xe về nhà, tôi đọc đi đọc lại các nước đi. Không phải là để thắng anh mà là tôi muốn khám phá tâm hồn anh. Tôi đã thăm nó, tôi đã chạm vào những góc cạnh mà anh không ngờ tới, tôi đã trở thành anh và tôi hiểu rằng anh cũng không hoàn toàn là chính anh.
Tôi thở dài. Cách đây vài hôm tôi đã đoán ra điều em vừa nói. Từ đó, thắng hay thua đâu có quan trọng gì nữa. Ván cờ chỉ là cái cớ để gặp lại đối phương, một lời nói dối biện minh cho sự yếu đuối của tôi.
Em nói đúng. Tôi không có khả năng là chính bản thân tôi. Tôi chỉ là một chuỗi các mặt nạ.
- Bây giờ anh đã biết thói xấu của tôi rồi, em nói, anh có thể ngừng chơi. Anh có thể khinh thường tôi, không gặp tôi nữa. Hay là thách tôi đấu một trận khác, tuỳ anh quyết.
- Tôi ư?
- Tôi sẽ làm theo ý thích của anh.
Tôi sững sờ tròn mắt. Nữ kỳ thủ cờ vây nhìn tôi đăm đăm và ánh mắt khắc khoải của em khiến tôi nhớ tới cái nhìn của Minh lúc nàng xin tôi phá trinh nàng.
Nóng ngột ngạt, tôi thở khó khăn.
- Tôi sắp phải đi vào Trung Hoa nội địa, tôi không thể nào đáp ứng yêu cầu của cô được, thưa cô.
Giọng em run lên:
- Tôi cũng vậy, tôi phải rời khỏi thành phố. Tôi muốn đi Bắc Kinh; anh hãy giúp tôi!
Tôi phải quyết. Em đòi tôi phải thách thức điều không thể. Chỉ cần một vài động tác thật đơn giản biết bao: nắm lấy tay em, kéo em vào lòng tôi. Chúng tôi sẽ bỏ đi thật xa.
Tôi không biết đã bao l trôi qua, tôi như tê dại đi trên ghế. Đêm tối quá nên tôi như mù đi. Bóng tối xoá nhoà xấu hổ và thôi thúc sự điên rồ, tuy nhiên, tôi không dám cưỡng ép số phận của chúng tôi.
Tôi nghe mình nói. Giọng tôi rắn đanh và khàn đục, Âm của từng từ như muốn làm vỡ tung lồng ngực tôi:
- Xin cô thứ lỗi, tôi không thể.
Lâu, rất lâu sau đó, có tiếng váy sột soạt: em đứng dậy bỏ đi.
87.
Thật là một cảm giác lạ lùng khi phải nhìn vào phòng mình và tự hỏi đồ vật nào là quý giá nhất. Mười sáu tuổi, tôi có các bút lông, giấy, các thoi mực hiếm, quà của bà cho. Mỗi năm, ba mẹ may cho bốn chiếc váy áo. Tôi cũng có áo choàng, áo khoác, các khăn ủ tay, giầy thêu, giầy da, vòng tay, hoa tai, cài áo, vòng cổ. Tôi có đồng phục học sinh, quần áo thể thao, các hộp bút chì, bút, tẩy. Có đồ chơi, búp bê gỗ, các con giống bằng sứ mà hễ để lạc đi đâu là tôi lại khóc tìm, có các quyển sách mà tôi muốn khi chết đi được chôn cùng chúng.
Có các đồ gỗ quí khảm trai, một chiếc bình phong bằng lụa thêu, một chiếc giường cổ có rèm treo, một cây cảnh bonsai, quà của anh họ Lữ. Có gương, hộp đồ khâu, các đồ trang điểm, các bình cổ, các câu đối của tổ tiên. Rồi còn kim, chỉ màu, các hộp trà, các cốc đã từng mang dấu môi tôi, các tấm trải giường thấm mùi thân hình tôi, các gối đã từng ôm ấp suy tư của tôi. Có các khung cửa sổ tôi thường dựa tay, các cây cối trong vườn mà tôi thường đưa mắt vuốt ve trìu mến.
Nguyệt Châu vào báo là cơm đã xong. Chị gầy đi nhiều, nét mặt vô cảm. Tôi bảo chị ngồi với tôi một lát. Chị chẳng nói năng gì, ngồi phịch xuống chiếc ghế trước bàn trang điểm và hai dòng nước mắt lại chảy ra.
Bữa tối cuối cùng của tôi mang nặng điềm xấu. Chẳng ai nói năng câu gì. Ba mẹ ăn cơm mà không nhìn nhau. Tình trạng của Nguyệt Châu khiến cả ba lẫn mẹ đều cảm thấy ân hận. Chị bếp hoang mang đánh rơi đôi đũa, tiếng động làm tiếng nức nở của chị tôi càng to hơn. Chị nấc lên từng cơn. Thật dễ hình dung ra các buổi tối tiếp theo sau khi tôi ra đi: bàn ăn ảm đạm, bát đũa vẫn được dọn phần tôi, hình như điều đó giúp những vắng mặt sớm trở về, chẳng ai đụng đến đồ ăn, ba mẹ yên lặng, chị tôi dầm dề nước mắt.
Tôi nhét vào túi vài đồ nữ trang để còn bán đi, hai chiếc váy và bông để thấm máu tôi vẫn còn đang ra. Tôi để lại trên bàn hai bộ quân cờ. Tôi muốn đem theo mình một viên đen, một viên trắng rồi quyết định không nên để mình mềm lòng trước những kỷ niệm ấy.
88.
Tôi không quay lại quảng trường Thiên Phong nữa.
Tôi gần như không ăn uống gì. Tôi bắt thân thể mình chịu những sự rèn luyện khó khăn nhất vậy mà nó vẫn không bị suy nhược. Từ nhiều ngày nay trời không mưa một giọt và nắng chang ch