XtGem Forum catalog

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Thiếu Nữ Đánh Cờ Vây

Tác giả: Sơn Táp

Ngày cập nhật: 03:09 22/12/2015

Lượt xem: 134669

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 10.00/10/669 lượt.

i chết của cha tôi, tôi vẫn còn niên thiếu và cảm thấy một tình yêu khắc khoải đối với em trai. Tôi quyết định cư xử với em như cha đối với con, như huấn luyện viên đối với vận động viên, như sĩ quan đối với lính. Để nó đáp ứng được những yêu cầu của tôi, tôi bắt nó phải học những trò tôi chơi rất giỏi. Em trai tôi giả bộ như nghe lời tôi nhưng kiên nhẫn chờ đợi lúc nổi dậy.
Và ngày đó đã đến. Trời đã định rằng tới một lúc nào đó, kẻ lớn sẽ bị mất ưu thế với kẻ bé hơn. Ở tuổi mười sáu, em trai tôi đã cao bằng tôi. Nó trở thành một chàng trai bắp thịt cuồn cuộn, xương cứng rắn. Một hôm, tại câu lạc bộ võ kenđo, nó trang trọng thách tôi đấu. Chỉ nháy mắt tôi đã bị một cú kiếm gỗ chém ngang mũ bảo vệ. Cú đánh mạnh tới mức tôi lảo đảo. Khi tôi lấy lại được thăng bằng, người thắng trận nghiêng mình cảm ơn tôi đã chấp nhận đấu. Nó bỏ mũ mặt đẫm mồ hôi và tràn một niềm vui thầm lặng. Sau khi kính cẩn cúi chào tôi, nó rời sàn đấu trong trang phục võ sĩ.
Về sau, trở thành nhà văn và theo học tại Đại học Tokyo. Từ đó, đường đi của chúng tôi xa dần nhau. Nó chơi với nhiều sinh viên cánh tả nên trở nên hung hăng và khinh thị mọi việc. Do đọc quá nhiều các tác giả vô chính phủ, nó dần có thái độ căm ghét đối với các quân nhân, lên án họ can thiệp quá sâu vào công việc của chính phủ và gọi họ là kẻ tàn sát nền tự do.
Tôi chẳng có thời gian và lòng kiên nhẫn để chấn chỉnh em tôi. Hơn nữa, nó tránh về nhà khi tôi có nhà. Đối với tôi, em trai tôi đã bị làn sóng đỏ cuốn đi mất rồi.
Vậy sao giờ đây nó đổi hướng? Cãi nhau với bạn chăng? Ai đã cho nó biết sự phù phiếm và lố bịch trong tính không tưởng của các bạn nó?
Tôi trả lời em tôi bằng một lá thư ngắn gọn như thư nó:
“Em ạ, sau trận chiến đầu tiên, anh chỉ còn tôn thờ mặt trời. Tinh tú đó thể hiện sự vĩnh hằng của cái chết. Em chớ nên tin vào mặt trăng, nó chỉ là tấm gương phản chiếu thế giới đẹp đẽ này. Nó đầy lên rồi lại khuyết đi, một cách phản trắc và vô thường. Tất cả chúng ta đều rồi sẽ chết. Chỉ đất nước là còn tồn tại. Hàng nghìn thế hệ những người yêu nước sẽ làm nên sự vĩ đại mãi mãi của đất nước Nhật Bản.”
17.
Ở tuổi tôi, tình bạn này xóa đi tình bạn khác, bùng lên, tắt đi, chẳng bao giờ vĩnh cửu, nhưng lúc nào cũng hăng hái như nhau.
Tôi mời Hương đến nhà ăn tối và cho nó nhìn thấy thế giới riêng của tôi. Nó mặc một chiếc áo dài kiểu Trung Hoa màu xanh lơ chần bông. Tóc tết đuôi sam, cô bé học sinh trung học ngoan ngoãn và hiền lành khiến cha mẹ tôi rất thích. Sau bữa cơm, tôi mời nó uống trà và rủ nó về phòng minh. Nó rụt rè bước qua cửa phòng như bước vào một giấc mơ.
Để cho Hương thấy được vẻ diệu kỳ của căn phòng ngày xưa, một trong số các phòng đã thoát được trận bom, tôi tắt hết đèn và thắp nến. Nhiều cuộn giấy vẽ thư pháp và tranh hiện lên từ bóng tối để dần dàn hòa quyện với các tấm tranh tường nhiều màu sắc. Một chiếc giá đầy sách oai phong ngự trong phòng. Trên chiếc bàn sơn mài của tôi, các con chim vẽ rúc rích trong đám lá. Hai hộp đựng quân cờ vây chễm chệ trên nóc một chiếc tủ trạm trổ và canh chừng cho giấc ngủ hàng đêm của tôi.
Hương vớ lấy một quyển sách dậy đánh cờ và lật giở vài trang. Nó cầm lên một chiếc ghim cài búi tóc bằng bạc trạm có đính lông vũ mà tôi sưu tầm. Nó nghịch các viên ngọc trai trên đó. Im lặng mất một lúc.
Ngồi vắt vẻo trên mép giường, nó trút bầu tâm sự với tôi.
Sinh ra ở nông thôn, Hương bị mất mẹ lúc tám tuổi. Cha nó tục huyền và bị lép vế trước bà vợ mới vạm vỡ, sáng nào cũng ngậm tẩu ra đồng chỉ huy công việc. Bà mẹ kế ghét nó. Rồi sau đó hai cậu em sinh đôi khác mẹ ra đời khiến cha không còn thương yêu nó như trước nữa. Nó chỉ còn là một con bé lọ lem. Bọn con trai càng lớn càng nhiễm thói bắt nạt nó. Chúng hành hạ Hương như hai con mèo hành hạ một con chim sẻ yếu. Mẹ kế có vốn từ vựng chửi rủa phong phú thường xuyên chửi bớ nó. Nó ngủ phòng dành cho người ở và đêm đêm đếm giọt mưa rơi trên mái nhà. Mưa rơi không dứt, như những nỗi khổ của nó.
Nhà nó cho nó vào trường trung học năm mười hai tuổi. Mẹ kế thoát khỏi cái gai trước mắt và Hương tìm thấy tự do.
Đầy nhiệt tình và quả quyết, nó tập bỏ cho kỳ được giọng nhà quê và tự biến thành cô gái thị thành. Chẳng mấy nỗi mà nó đã hiểu được cái gì sai khiến được người thành thị và tranh thủ lợi dụng điều này. Thỉnh thoảng nó dúi vào tay bà gác cổng ký túc xá vài đồng tiền, biếu vài ba chai rượu cuối năm và được bà cho phép ra vào thoải mái. Nó ở chung phòng với tụi lớp lớn và quen dần với rượu sâm panh, với sô cô la và các điệu van. Nó bắt chước họ, học trang điểm, nói dối tuổi để được mời đi dự vũ hội. Đàn ông đến đón nó bằng xe hơi, thì thầm những lời âu yếm vào tai nó và khen ngợi sắc đẹp của nó.
Từ đó, nghỉ hè trở thành cực hình. Nhà cửa quê mùa ẩm ướt, tăm tối, mùi gia súc làm đồng khiến phát buồn nôn. Cha khạc nhổ lung tung, mẹ kế suốt ngày cứ rít lên. Hai ông em trai đáng lẽ ngồi bàn ăn cho tử tế, lại cứ co chân lên ghế để nốc cho tiện.
Đêm khuya dần, tôi rủ Hương đi ngủ. Nó nằm sát vào tường và còn kể chuyện mãi đ