
Tác giả: Đồng Hoa
Ngày cập nhật: 02:53 22/12/2015
Lượt xem: 1341985
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1985 lượt.
gian đi cùng chị, nhưng phỏng chừng cũng đến kỳ hạn nhẫn nại rồi: “Chị, khi nào chị về Mỹ?”
La Kì Kì cười: “Tuần sau chị sẽ rời Tây An.”
“Đi Bắc Kinh à?”
“Không phải, đầu tiên về nơi chúng ta lớn lên, sau đó đến Bắc Kinh gặp bạn cùng lớp, rồi mới trở lại San Francisco.”
Một tuần sau, La Kì Kì hoàn thành trọn vẹn nhiệm vụ đi thăm người thân, được bố mẹ và em gái vui vẻ tiễn cô đi Tây An.
Sau hai giờ bay, La Kì Kì tới được mục đích của mình.
Vừa đi ra sân bay, sóng nhiệt lập tức thổi đến mặt, ít nhất cũng phải cao hơn 2 độ so với Tây An. Gió rất lớn, tóc cô bị thổi loạn lên. La Kì Kì vừa đi vừa không ngừng nhìn trái nhìn phải, cũng giống như khách du lịch xung quanh mình, không thể nhìn ra cô đã từng sống ở thành phố này mười năm trước.
Ngồi trong taxi, La Kì Kì nhìn ra ngoài của sổ xe, vẻ mặt thực hoảng hốt, hai bên đường thay đổi quá nhiều, cô không thể tìm kiếm được điều gì thân thiết.
Lái xe hỏi cô: “Cô đi du lịch à? Cảm thấy hứng thú với cảnh gì?”
“Không phải.” Ngừng lại một chút, cô còn nói: “Trước kia tôi đã lớn lên ở đây.”
Lái xe vốn muốn đẩy mạnh tiêu thụ dịch vụ, không nghĩ tới lại đụng phải người địa phương, cười nói: “Bao lâu rồi cô mới trở về?”
“Mười năm.”
“A! Vậy cũng lâu nhỉ!”
“Đúng vậy!” Là rất lâu.
Khi đến khách sạn, sắc trời đã tối đen.
La Kì Kì tắm rửa xong, nằm trên giường lăn qua lộn lại mãi mà không ngủ được.
Trở lại thành phố này, dọc đường đi cô luôn thấy hoảng hốt, còn ẩn ẩn có chút phấn kh
Nếu không ngủ được, vậy thì ngồi dậy thôi, cô đứng trên sân thượng, nhìn ánh đèn mê ly của thành phố, lại không thấy rõ ánh đèn nào là của nhà mình.
Đã nhiều năm qua đi, nơi này vẫn tác động đến trái tim cô như trước.
Nhà tâm lý học Freud cho rằng hành vi của mỗi người đều chịu ảnh hưởng của thời thơ ấu, vì vậy, tất cả nhân quả đều phải ngược dòng đến nơi bắt đầu cuộc sống…
[ Thanh xuân ở nơi nào?
Từng ánh mắt của thiếu niên, đen trắng rõ ràng, giống như một bức màn.
Dũng cảm, xúc động, yếu đuối, tò mò, khát vọng, hoang mang, thương tâm, thất vọng, suy tư…
Tất cả sắc thái đẹp đẽ đều trình diễn trên bức màn đen trắng rõ ràng đó.
Khi bức màn ấy được kéo lên, chúng ta lại ngây thơ không biết, cho dù nó đang ở gần ánh mắt của chúng ta..
Dưới sự cưng chiều của ông ngoại, tôi kiêu ngạo vui vẻ thỏa thích.
Khi tôi năm tuổi, vì phải vào tiểu học nên bố mẹ đến đón tôi về. Còn nhớ khi mẹ xuất hiện trước mặt tôi, tôi không chịu gọi mẹ là “mẹ”, tôi chỉ vừa mút kẹo que, vừa dùng ánh mắt nghi ngờ nhìn người phụ nữ mang vẻ mặt đau thương đến từ xa đó. Trong tiếng gào khóc ầm ĩ, chân đá tay đấm của tôi, mẹ mạnh mẽ ôm tôi đến nhà ga xe lửa, quay trở về “nhà” của tôi.
Kể từ đó, hạnh phúc của tôi đã kết thúc, cực khổ lại bắt đầu.
Khi còn ở với ông ngoại, tôi là cô công chúa nhỏ, tôi có được tất cả những gì tốt nhất, có rất nhiều tình yêu thương, toàn bộ thế giới đều xoay chuyển xung quanh tôi, nhưng, khi ở với bố mẹ, có một cô bé khác, em gái của tôi mới là cô công chúa nhỏ.
Bố mẹ tôi vốn bận rộn làm việc, nhưng khi họ có thời gian rảnh thì đều giành cho em gái tôi. E lớn lên bên cạnh bố mẹ, em có thể nói cười thoải mái, có thể làm nũng, có thể dỗ bố mẹ vui, mà tôi thì trong một thời gian dài cũng không chịu gọi họ là “bố”, “mẹ”.
Hai đứa trẻ tuổi không hơn kém nhau nhiều, mà cả hai đều được nuôi nấng cưng chiều, khi ở cùng một chỗ không thể tránh được những lúc cùng tranh đồ chơi, cùng tranh đồ ăn vặt, tôi một lần nữa bị bố mẹ căn dặn và cảnh cáo, “Con là chị, con phải nhường em gái.” Cường điệu muốn chị em hòa thuận, chị nhường em gái.
Dưới sự giáo dục “Chị em hòa thuận, chị nhường em gái” của bố mẹ, món đồ chơi tốt nhất dành cho em, đồ ăn ngon nhất dành cho em, chiếc váy xinh đẹp nhất dành cho em, nói ngắn lại, chỉ cần cô em muốn, cô em thích, thì cô chị là tôi cũng không rên một tiếng mà từ bỏ những thứ ấy.
Sau vô số lần “chị nhường em gái”, tôi bắt đầu học ngoan, tôi thường tránh ra bên ngoài chơi một mình, mặc kệ là cái gì, tôi đều tự giác chờ em gái chọn trước, cái gì em không cần thì sẽ là của tôi, thậm chí khi đã là của tôi rồi, chỉ cần cô em muốn, tôi cũng có thể cho em. Ăn cơm, ngồi trên bàn ăn, một câu không nói, ăn cơm rất nhanh, sau đó rời đi, bọn họ cười vui nói chuyện với nhau cũng không liên quan gì đến tôi.
Tôi từ ríu ra ríu rít, bắt đầu trở nên trầm mặc ít lời. Tôi thường nhớ tới ông ngoại, thời gian đó, mỗi lần khổ sở cô đơn, tôi sẽ nghĩ chờ mình trưởng thành, chờ đến khi tự mình có thể ngồi xe lửa, tôi sẽ trở về bên ông, chỉ có như vậy, tôi mới cảm thấy cuộc sống của bản thân mình còn có chút hy vọng.
Hình ảnh khắc sâu nhất trong trí nhớ của tôi là vào một buổi hoàng hôn, mẹ bận rộn trong phòng bếp, tôi tránh vào một góc ở giá sách xem sách ảnh nhi đồng, bố tan làm trở về, mở cửa ra, tiếng gọi đầu tiên chính là “Viện Viện”, em gái thì gọi to “Bố”, vui vẻ chạy đến chỗ bố, bố bế cô bé lên, tung cô bé lên cao rồi lại đón lấy, hai ngư