
Tác giả: Bộ Vi Lan
Ngày cập nhật: 02:48 22/12/2015
Lượt xem: 1342357
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2357 lượt.
ời khác không thể giải đáp được, sự kỳ vọng của cô và cả những giấc mơ không thực tế. Cô không chờ đợi ai đó có thể đưa ra một lời giải đáp cuối cùng, thấu đáo, cô chỉ muốn tưởng tượng ra một người luôn dịu dàng mỉm cười, nhẫn nại lắng nghe những lời lảm nhảm tâm sự của mình mà thôi.
Giống như người cô đã từng gặp lần đầu tiên vào năm cô mười ba tuổi, và không còn gặp lại nữa.
Tối đó cũng giống như mọi ngày, cầm bút lên là cảm xúc tuôn trào, xuyên suốt bài viết là tự mình biện bác với mình. Ngày hôm sau khi ra bưu điện để gửi bản thảo, trong một phút xúc động, cô liền gửi luôn cả bài viết tối hôm đó.
Có thể nhận được hồi âm của biên tập Chu khiến Khánh Đệ rất ngạc nhiên.
Đầu thư là những lời khen ngợi, tán dương, sau đó là an ủi, cuối cùng khuyên cô không nên nghĩ quá nhiều, nhiệm vụ của học sinh là phải học cho tốt trước đã. Câu cuối cùng trong thư, chị Chu đã dùng những lời của thi sĩ, họa sĩ người Mỹ gốc Liban – Kahlil Gibran để trả lời câu hỏi "Thế nào là niềm vui?" mà cô đặt ra trong thư:
Niềm vui chính là nỗi buồn không mang mặt nạ. Ngay cả cái giếng tràn ngập tiếng cười của bạn cũng có thể là nơi đã từng đong đầy nước mắt. Khi vết thương do nỗi buồn tạo ra càng khắc sâu lên người, thì bạn càng có nhiều chỗ để chứa niềm vui…
Khánh Đệ lặng lẽ đọc từng câu từng chữ, sau cùng cô thì thầm nói: "Cảm ơn chị".
"Thư tình?" Đầu của Diêu Cảnh Trình đột nhiên xuất hiện trước mặt Khánh Đệ: "Nhìn Đàm Viên Viên lén lút mình biết ngay chẳng phải chuyện tử tế gì. Ai viết cho cậu? Đưa đây mình thẩm định giúp cho!".
"Không phải thư tình, đừng có la lối lên như thế." Thấy Diêu Cảnh Trình cười đùa đưa tay ra định cướp lá thư, Khánh Đệ nghiêng người dùng cánh tay ngăn lại, vội vội vàng vàng nhét lá thư vào hộc bàn, sầm mặt nói: "La lối gì chứ? Thư tình gì chứ? Con mắt nào của cậu nhìn thấy là thư tình?".
Ánh mắt Diêu Cảnh Trình nhìn như dính vào người cô một lúc không nói gì, tựa hồ đang suy nghĩ xem những lời cô vừa nói là thật hay giả. Tiếng chuông vào học vang lên đúng lúc, Khánh Đệ không cười, nghiêm mặt nhắc nhở cậu ta: "Vào học rồi, cậu về chỗ ngồi đi".
Diêu Cảnh Trình nghiến răng: "Được lắm, Thẩm Khánh Đệ, đừng để mình biết được tên tiểu tử đó là ai".
Lá thư đó Khánh Đệ không dám rời nửa bước, nhét trong túi áo đúng một ngày, phải né tránh sự quấy rối của Diêu Cảnh Trình không biết bao nhiêu lần, tan học về đến nhà rồi cô mới dám thở phào nhẹ nhõm.
Mẹ cô vẫn đang bận rộn trong bếp, bà nở nụ cười hiếm hoi với cô, rồi hỏi: "Ái Đệ đâu? Ngày mai đông chí rồi, nhà cậu con sẽ đến đây. Hôm nay mẹ mua rất nhiều đồ, chút nữa ăn cơm xong, giúp mẹ sắp xếp nhé. Ai da, Khánh Đệ, tay con không thể nhúng vào nước, mẹ quên mất".
"Ái Đệ nói em ấy đi gặp bạn, nên sẽ về muộn. Mẹ, tay con không sao rồi." Thực tế thì, Ái Đệ đèo cô về nhà xong đã nhảy lên xe lao đi như một làn khói, nói là đến lớp ghita để đăng ký, xem mặt thầy giáo.
Buổi trưa cô ra bưu điện lĩnh tiền, vào phòng mình rút từ túi áo trong ra tờ tiền chẵn và một ít tiền lẻ, rồi lật ga trải giường lên, kéo một chiếc hộp đựng giày cũ kỹ ra.
Tiền tiêu vặt của cô không nhiều, vì phải phụ thuộc vào tâm trạng của bố. Trên thực tế, với một người cả đời ở nhà lo nội trợ không đi làm như mẹ, thì số tiền hằng tháng bố đưa cũng chỉ đủ dùng. Ái Đệ thỉnh thoảng còn có thể xin thêm bố mẹ được một ít ngoài định mức, cô không khéo miệng như em gái, lớn rồi thì tự có kế hoạch cho riêng mình, tiền tiết kiệm đều cất ở trong hộp đựng giày cũ, cộng thêm tiền nhuận bút suốt một năm nay, đối với Khánh Đệ, số tiền mà cô có hiện giờ cũng kha khá.
Vừa mở hộp giày ra, cô như không tin nổi vào mắt mình nữa.
Trước kia cô chuyên môn kẹp lá của cây hòe giữa những tờ tiền, đồng thời để lộ ra một góc, lúc này nhìn vào, chiếc lá được giấu vào chính giữa, phần lộ ra lại là cuống lá. Đếm lại số tiền, chỉ có chín tờ, thiếu mất ba trăm tệ.
Bố không bao giờ vào phòng của hai chị em, những lời mẹ vừa nói không có điểm nào đặc biệt, chỉ còn Ái Đệ…
Cô đột nhiên đứng bật dậy, lao ra khỏi phòng. "Mẹ, con đi tìm Ái Đệ."
Theo như Ái Đệ nói, lớp ghita đó mở trong cửa hàng nhạc cụ bên cạnh phòng máy. Khánh Đệ hỏi nhân viên ở đó, rồi tìm thấy một chiếc cầu thang bằng sắt đằng sau cửa hàng, còn chưa đặt chân lên tầng hai, đã nghe thấy một chuỗi âm thanh vang lên qua bức rèm cửa bằng nhựa, tinh tang, tinh tang, âm điệu mượt mà như nước, thấp thoáng đâu đấy là một giọng hát rất nam tính, trầm ấm hơi khàn, nhẹ nhàng cất lên: "Một nghìn lý do thương tâm, một nghìn lý do thương tâm…".
Khánh Đệ dừng chân ở cầu thang, lẳng lặng lắng nghe tiếng nhạc mơn man bên tai mình, sự hối hả và nhộn nhịp trên đường Đại Hưng trong chớp mắt dường như bị chặn ngoài cửa, giữa bầu trời đêm rộng lớn chỉ còn lại tiếng đàn ghita mộc mạc và cô.
Làn gió khẽ lật tung vạt áo của Khánh Đệ. Cô định thần lại, bước lên phía trước mấy bước, vén tấm rèm cửa màu trắng sữa lên.
Cả tầng hai rộng lớn chỉ có một dãy ghế trống và một người, người đó đang quay lưng lại phía cửa, ngồi trên một chiế