
Yêu Em Là Điều Tốt Nhất Anh Đã Làm
Tác giả: Bộ Vi Lan
Ngày cập nhật: 02:51 22/12/2015
Lượt xem: 1342046
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/2046 lượt.
ng?”, mợ và cô Chu nói về chuyện vừa xảy ra ở đường phía tây. Mợ rất ít khi nói những lời cay độc, nên những lời này được thốt ra như thế chứng tỏ là mợ đang vô cùng tức giận. “Người nào làm thì đã có ông Trời chứng kiến. Sớm muộn cũng bị báo ứng thôi.” Mợ nói xong nhận thấy lời nói của mình có phần quá đáng, vẻ mặt ngượng ngùng, liếc nhìn Tiểu Uyển.
Trần Uyển cười.
Vừa rồi chứng kiến cảnh tượng hỏa hoạn, chuyện cũ trên đường Thượng Hải ba năm về trước như được tái hiện, hậu quả lần đó còn nghiêm trọng hơn bây giờ, một căn hộ nằm trong diện phải di dời chuyển bình ga ra vốn chỉ để thị uy, sau đó không biết tại sao lại nổ tung, khiến hai người chết ba người bị thương. Mặc dù cuối cùng điều tra ra, kết quả là có người phải chịu trừng phạt vì chuyện này, nhưng chân tướng sự việc sau tấm màn đen như thế nào thì ai có thể nhìn rõ đây?
Cha cô chính vì có dính dáng tới chuyện đó nên cuối cùng mới chọn con đường cùng.
Từ khi cha vào làm trong Cục Nhà đất thì trong nhà hoàn toàn khác trước, mặc dù số rượu và thuốc lá cao cấp đều là hàng trong phạm vi hợp lý. Người quá xét nét hẳn sẽ chẳng có ai chơi, cô mặc dù tuổi nhỏ nhưng đã hiểu điều này. Ngoài số rượu và thuốc lá đó ra, những thứ khác đều không có gì là quá xa xỉ, bao gồm cả số tiền mặt mà người ta tìm thấy trong phòng làm việc của cha sau khi cha tự sát, tất cả đều khiến cô mơ hồ cảm thấy có sự ám hại nào đó. Thật sự không thể lý nổi về cuốn sổ tiết kiệm với số tiền khủng được cất giấu trong hộp rượu Mao Đài mà tên của chủ sổ chính là Trần Hải Hành.
Tần Hạo đi thẳng tới ngồi xuống chiếc bàn trống, cô nhếch môi, vào trong quầy lấy ra tờ thực đơn để trên mặt bàn trước mặt anh. Cái gọi là tờ thực đơn ấy chẳng qua chỉ là tờ giấy với hai mặt có ghi chữ mà thôi. Anh không xem, gọi đại hai món nóng, cuối cùng hỏi cô còn bánh nướng đậu phộng không.
Trần Uyển bất giác nhìn anh bằng ánh mắt hoài nghi, “Bánh nướng đã bán hết từ chiều rồi”, thấy anh có vẻ thất vọng, cô lại nói: “Có bánh rau thôi, ăn không?”.
Tần Hạo gật đầu.
Cũng khó trách tại sao Trần Uyển lại tỏ ra kỳ quái như thế. Thật ra anh có đến quán nhà họ Củng mấy lần rồi, chỉ là thời gian trước Trần Uyển đang bận ôn thi, vốn đã bất hoà lại không có duyên gặp gỡ.
Tần Hạo thích ăn uống, lúc nhỏ bà nội anh thường trêu đùa rằng: “Cái miệng nhọn nhọn, là cái miệng hay ăn”. Bà là người Tế Thành, cũng là người sống trong hẻm Chu Tước, gia đình mấy đời buôn bán, khi đó được coi là giàu có bậc nhất ở Tế Thành. Bởi vì cụ ngoại là môi giới cho người Đức, cho nên gia đình luôn được giáo hoá theo cách tân tiến. Bà nội anh là nữ học sinh duy nhất ở Tế Thành tham gia cuộc vận động thanh niên cứu quốc, sau đó lại càng chứa chan nhiệt huyết khi cùng một số bạn học tiến thẳng tới Diên An.
Ngay từ lúc nhỏ, anh thường nghe bà nội kể về những ký ức ở con hẻm Chu Tước: Bà từng trốn dưới cái bàn thờ Thái Ất trong Thuần Dương quan và ngủ lại đó một đêm, nguyên nhân chính là đã phạm lỗi và sợ cụ trách phạt, kết quả là khiến gia đình náo loạn cả ngày trời. Những a hoàn bất kể là già trẻ, lớn bé đều bị sai đi tìm người; Hoa của cây hòe già thường được bọn trẻ đập trộm cho rơi xuống để nhặt làm bánh trứng gà rau hẹ hoa hòe; Nghe nói rửa mặt bằng nước giếng cổ trong quan thì sẽ có làn da trắng; Quán của nhà họ Củng ngay đầu đường là tiệm ăn ngon nhất Tế Thành, ngay cả những quán nổi tiếng trên đường Thượng Hải cũng không thể sánh được…
Bà con thân thích của bà Tần Hạo sau khi kháng chiến kết thúc đều ra nước ngoài sống, căn nhà tổ tiên cũng được sung làm quốc hữu. Bà anh từ đó chưa trở về Tế Thành, đến khi già rồi tới lúc lâm chung cũng luôn nhắc về con hẻm Chu Tước. Mấy năm cuối đời, những hồi ức về thời con gái mộc mạc, chất phác, bình yên của bà càng dội về như mới xảy ra. Ban đầu Tần Hạo đến Tế Thành rồi tới hẻm Chu Tước để lần tìm những dấu tích trong ký ức của bà nội, cũng là để anh tưởng nhớ đến bà nội - người mà anh thương yêu.
Tần Hạo phải công nhận là quán ăn nhà họ Củng đúng như bà nói, với món đặc biệt là mì bò; lần thứ hai đến, món bánh nướng đậu phộng mà anh thưởng thức càng khiến anh có cảm giác như mình vừa xuyên qua đường hầm thời gian để quay trở về thế giới vậy. Anh nhớ tới hồi còn bé, thường ngồi trên chiếc ghế đẩu trong bếp ngửi vị ngọt lan khắp không gian, đợi dầu sôi rồi những chiếc bánh vàng rộm được vớt ra. Bà nội nhìn đứa cháu đang hau háu đợi và mắng yêu: “Đồ háu ăn”, vừa nói vừa vớt chiếc bánh trong chảo ra, lấy giấy thấm dầu bọc cẩn thận rồi đưa cho Tần Hạo.
Tần Hạo vừa nhớ lại những chuyện đã qua vừa ung dung thổi nước trà, đảo mắt qua những bức tường gạch cũ loang lổ xung quanh, xà nhà bị khói ám đen kịt, đằng sau quầy hàng làm bằng gỗ tạp bày la liệt các loại rượu, bia. Không khí oi nóng vẫn chưa tan hết, tấm biển quảng cáo bằng vải treo cao nơi cửa quán không hề lay động, ánh mắt anh dõi theo những động tác của Trần Uyển, cô mở hai chai bia lạnh mang đến bàn bên cạnh, chắc là khách quen, cô cười cười và nói mấy câu với người khách. Sau đó cô quay người đi về phía quầy,