
Tác giả: Ngải Mễ
Ngày cập nhật: 04:06 22/12/2015
Lượt xem: 1341665
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1665 lượt.
ìm được công việc, không biết là do các đơn vị cần người càng ngày càng đòi hỏi cao hay là do Chỉ Thanh càng ngày càng khó ính, chẳng ưng việc nào.
Chỉ Thanh cho giúp việc nghỉ, tự mình trông con, dù sao Tiểu Kim đã đi nhà trẻ, chỉ có buổi tối với cuối tuần mới cần người trông, hoặc cùng lắm là khi ốm thì có người ở nhà trông.
Chỉ Thanh đối với con trẻ cũng khá kiên nhẫn, nhưng đối với công việc và tiền đồ của mình thì lại chỉ biết than thân trách phận. Cô không dám bàn với anh bất cứ chuyện gì liên quan đến công việc hay tiền bạc, cứ nói đến là anh như mở cái “loa càu nhàu” ra, nghe rất mệt mỏi. Ban đầu cô còn đưa ra ý kiến này nọ để đả thông tư tưởng cho anh, nhưng rồi cô phát hiện ra anh không hề muốn nghe, càng góp ý thì càng càu nhàu nhiều, cứ trống đánh xuôi kèn thổi ngược, nói đi nói lại cuối cùng hai vợ chồng lại cãi nhau, vậy là cô đành im lặng, không lo mấy chuyện của anh nữa.
Lúc dư dả thì hình như tiêu tiền cũng dễ chịu hơn, chẳng tiết kiệm gì nhưng cũng vẫn có tiền tiêu. Đến khi không dư dả nữa tiền hình như cũng chẳng đâu vào đâu, rất tằn tiện nhưng tiền vẫn cứ trôi đi đâu.
Đúng lúc Sầm Kim cảm thấy tiền càng ngày càng vơi nhanh thì bưu điện cũng cùng góp vui, gửi cho cô một thông báo, nói tiền điện thoại trong tài khoản của cô đã dùng hết, mời cô nhanh chóng đến nộp tiền, nếu không sẽ cắt điện thoại.
Cô thấy rất lạ, tiền điện thoại của cô là nộp nửa năm một, vậy mới có hơn hai tháng sao đã dùng hết được? Kể từ khi cô ra ngoài gọi điện thoại cho Vệ Quốc thì điện thoại ở nhà chỉ dùng để nói chuyện với bố mẹ, nhưng thế cũng chỉ có một tuần một lần, hơn nữa toàn bố mẹ gọi tới, lại là điện thoại đường dài nên cả hai phía đều cố gắng tiết kiệm thời gian, chưa bao giờ nói dài cả. Sau khi Chỉ Thanh nghỉ việc, cũng chẳng có điện thoại gì. Tiền điện thoại trong tài khoản sao có thể hết nhanh như vậy được? Lẽ nào đúng thật là người càng nghèo thì tiền tiêu càng nhanh?
Cô tranh thủ thời gian chạy qua bưu điện kiểm tra, xếp hàng hồi lâu cuối cùng mới đến lượt, cô trả tiền in hóa đơn để lấy hai bản thống kê cuộc gọi hai tháng gần đây nhất, phát hiện ra ngoài điện thoại cô gọi cho bố mẹ ra còn có một số điện thoại xuất hiện với tần suất rất cao, hơn nữa thời gian nói chuyện rất dài, đều là ban ngày lúc cô đi làm.
Cô từng nghe nói chuyện một số tù nhân đã ăn cắp số điện thoại của người khác để gọi, tưởng mình cũng gặp phải trường hợp không may như vậy thì rất bực mình, lại xếp hàng thêm một hồi nữa đến chỗ cửa sổ hỏi nhân viên bưu điện:
- Nhưng thế cũng không được trừ vào tiền điện thoại của tôi, đều là người ta gọi đến cơ mà?
- Là người ta gọi đến, nhưng vẫn chiếm thời gian nói chuyện của điện thoại nhà cô, điện thoại để bàn của cô mội tháng theo quy định chỉ có từng đấy phút, quá một phút thì thu thêm tiền một phút đó. Cô nhận điện thoại đường dài quốc tế, chúng tôi chỉ tính phí theo giá trong thành phố, cô vẫn không bằng lòng?
Nhìn thái độ của nhân viên phục vụ cứ như cô nói thêm câu nữa thì sẽ thu ngay phí điện thoại đường dài quốc tế vậy. Cô đành phải cầm bảng kê đó ra khỏi cửa.
Về đến nhà, cô đặt bảng kê chi tiết trước mặt Chỉ Thanh hỏi anh:
- Đây là điện thoại nhà ai mà gọi đến nhiều như vậy? Em chưa bao giờ nhận, có phải anh nhận không?
Chỉ Thanh nhìn bảng kê chi tiết đó một hồi lâu rồi ngây ra rất lâu, cuối cùng mới nói lấp lửng:
- Nhận điện thoại cũng tính phí?
- Vậy anh thừa nhận điện thoại này là anh nhận?
- Anh không biết có phải là anh nhận không, nhưng em đã nói không phải em thì chắc là anh nhận, chẳng lẽ lại là Tiểu Kim nhận sao?
- Đây là điện thoại ai gọi tới?
- Anh cũng không biết, số này anh không quen.
- Người của bưu điện nói là ở nước ngoài gọi đến.
- Vậy thì chắc là anh nhận rồi.
- Ai gọi tới?
- Bạn ở nước ngoài.
- Bạn nào?
- Em không biết đâu. Xin lỗi, anh không biết nhận điện thoại cũng bị tính phí như vậy, giờ anh biết rồi sẽ không nhận điện ở nhà nữa.
Cô giải thích:
- Không phải em bảo anh không nhận điện thoại ở nhà mà là em chỉ muốn làm rõ xem có phải bưu điện họ làm sai không. Bạn của anh ở nước ngoài gọi điện cho anh thì anh vẫn nên nhận.
- Thôi khỏi, không nhận điện thoại ở nhà nữa, đắt quá, sau này anh bảo cô ấy gọi điện thoại công cộng ở ngoài, anh đến đó nhận, không bị thu tiền.
Chỉ Thanh đổi ra ngoài nhận điện thoại thật, có lúc thì đưa cả con đi, mãi mới về, mặt mũi tay chân của con lấm lem bẩn hết cả, nhìn cái là biết bố bận gọi điện thoại để con tự nghịch đất.
Cô không hài lòng lắm:
- Sau này anh gọi điện thoại thì đừng đưa con đi nữa.
- Sao vậy?
- Anh chỉ chú ý gọi điện, có để ý đến con bé đâu, anh xem mặt mũi chân tay nó lấm lem bẩn thỉu, nhỡ lúc anh không chú ý lại chạy ra giữa đường, bị xe cộ va quệt thì làm thế nào?
Thế là Chỉ Thanh không mang con đi nhận thoại nữa, lúc nào muốn đi lại nói với cô:
- Em trông con nhé, anh ra ngoài nhận điện thoại.
Và cứ đi một cái là hàng tiếng đồng hồ.
Cô kh