
Tác giả: Ngải Mễ
Ngày cập nhật: 04:06 22/12/2015
Lượt xem: 1341633
Đang đọc: 11 độc giả
Bình chọn: 9.00/10/1633 lượt.
i tất cả câu chuyện trên thế gian này đều giống nhau, bởi vì chúng đều viết về thế giới, hoặc viết về thế giới mà con người trong thế giới này tưởng tượng ra.
Cô con gái từ trước đến nay vốn không có hứng thú gì với tiếng Trung bỗng nhiên hỏi mẹ:
- Mẹ ơi trúc mã thanh mai có nghĩa là gì?
Nghe thấy vậy Sầm Kim liền ngẩn người ra một lúc, cô vẫn thường có lúc ngẩn người ra như vậy khi nói chuyện với con gái, bởi vì tự nhiên lúc đó cô không biết đích xác là con gái đang nói tiếng Anh hay tiếng Trung. Ở nhà, Sầm Kim luôn chú ý nói tiếng Trung với con gái, theo yêu cầu của cô, con gái cũng phải cố gắng nói tiếng Trung với mẹ, nhưng đôi khi, con bé nói được một lúc lại quay sang nói tiếng Anh, nếu cô không để ý, lại nghe tiếng Anh thành tiếng Trung, vì thế mới xảy ra nhiều chuyện râu ông nọ cắm cằm bà kia rất buồn cười.
Khi phát hiện ra con gái đang nói tiếng Trung, Sầm Kim liền trả lời ngay:
- Trúc mã thanh mai à, dịch sang tiếng Anh là bamboo horse and plum-branch.
- Plum? Không ngon. Trúc mã là gì hả mẹ?
- Là Bamboo horse con ạ, cậu bé không có ngựa cưỡi nên phải dùng một cái gậy tre làm ngựa, gọi là trúc mã – ngựa tre đó.
- Hi hi… giống như Harry Potter vậy!
Lúc đầu Sầm Kim định giải thích rằng ngựa tre không giống như cây chổi mà Harry Potter cưỡi, hai cái đó khác hẳn nhau, bắt nguồn từ hai nền văn hóa khác nhau, và sẽ gợi lên hai sự liên tưởng hoàn toàn khác nhau, nhưng cô cảm thấy điều này quá phức tạp, càng nói càng kéo vấn đề đi xa, chi bằng tạm thời không nói sẽ hay hơn.
Cô tiếp tục giải thích bài thơ đó:
- Mẹ vẫn chưa giải thích hết, bài thơ nói về hai đứa trẻ, suy nghĩ còn rất ngây ngô, nô đùa bên nhau rất vô tư, vui vẻ, không hề phân biệt giới tính.
- So? (Vậy rồi sao ạ?)
- Sau đó cậu bé và cô bé đã kết hôn với nhau, cô bé mới mười bốn tuổi, rất e thẹn, cậu bé gọi thế nào cô bé cũng không dám quay đầu lại.
- Mười bốn tuổi đã kết hôn? Which state allows people to get married 14? (Tiểu bang nào cho phép mười bốn tuổi đã được kết hôn vậy?).
- Không phải bang nào của Mỹ mà đó là chuyện ở Trung Quốc.
- Ồ, người Trung Quốc mười bốn tuổi đã có thể kết hôn ư? That’s crazy (Thật điên rồ, không tài nào hiểu nổi!).
- Đó là chuyện hồi xưa.
- Ồ! Chuyện hồi xưa ạ? Tại sao khi mẹ mười bốn tuổi, mẹ lại không kết hôn?
- Hồi ấy không cho phép mười bốn tuổi kết hôn!
- Nhưng mẹ nói là hồi xưa mà.
- Mẹ nói là chuyện này đã xảy ra rất lâu rất lâu rồi, bài thơ này là của đại thi hào Lí Bạch đời Đường viết.
- Sau đó thì sao ạ? Ý con muốn chỉ cô bé mới mười bốn tuổi đã kết hôn đó?
- Sau đó? Sau đó cô bé lớn hơn một chút thì không còn e thẹn như vậy nữa, tình cảm của hai người rất sâu sắc, nhưng chồng của cô bé là một thương nhân.
Con bé rất sửng sốt:
- He was wounded? (Anh ta bị thương ư?)
Sầm Kim không nhịn được cười.
So với những đứa trẻ Trung Quốc cùng trang lứa qua Mỹ thì khả năng nghe nói tiếng Trung của con gái cô cũng được coi là khá ổn, có một số bé nghe hiểu tiếng Trung nhưng lại không dám nói, còn một số bé thì đã bị Anh ngữ hóa hoàn toàn, nghe đã không hiểu còn không nói được, Tiểu Kim nghe nói đều tương đối, nhưng vẫn thường xuyên gây nên truyện cười.
Cô cười rồi giải thích:
- Thương nhân không phải là người bị thương, mà là businessman, chồng cô bé là một businessman, thường xuyên đến các vùng đất xa xôi để làm ăn, cô rất lo lắng cho chồng mình, luôn mong chồng bình an trở về.
- Sau đó thì sao ạ? Chồng cô bé đó chết ư?
- Không phải.
- Họ ly hôn ư?
- Mẹ không biết, thời đó ly hôn chưa thành phong trào như bây giờ.
- Tại sao cô ấy không move (chuyển) đến nơi chồng mình làm việc?
- Hồi ấy giao thông không thuận tiện như bây giờ, người ta sống ở nơi nào thì thường ở đó cả đời.
- How boring! (Sao mà buồn tẻ thế!).
Sầm Kim giải thích tiếp:
- Suy nghĩ của người thời xưa khác bây giờ, có thể họ cảm thấy được sống ở một nơi suốt đời là một niềm hạnh phúc, còn những người luôn phải đi xa kiếm sống thì mới cần được người khác thông cảm, bị coi là phải lang thang phiêu bạt, cũng giống như chiếc lá chao đảo trên không trung, nhưng cánh bèo bập bềnh trên mặt nước, vẫn luôn muốn trở về cố hương.
- You mean one’s birthplace? (Ý mẹ là nơi người ta sinh ra?).
- Đúng, cố hương chính là nơi con người ta sinh ra.
Cô gái liền thắc mắc:
- You mean you would always want to go back to China? (Ý mẹ là mẹ luôn muốn trở về Trung Quốc ư?).
Cô không thể trả lời, bởi vì chính bản thân cô cũng không biết mình có muốn trở về Trung Quốc hay không, nói không muốn thì là nói dối, mà nói là muốn thì dường như cũng không hoàn toàn chính xác.
Cuối cùng con bé cũng tha cho cô, không truy hỏi việc trở về Trung Quốc nữa.
- Trúc mã thanh mai nghĩa là trôi bập bềnh gì đó hả mẹ?
- Hơ hơ… không phải, trúc mã thanh mai có nghĩa là hai người quen nhau từ nhỏ rồi lớn lên trở thành vợ chồng.
- Nhưng mẹ nói là calflove.
- Cũng có nghĩa đó. Ờ! Hình nh