Old school Easter eggs.

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Tuyết Hoa Và Cây Quạt Bí Mật

Tuyết Hoa Và Cây Quạt Bí Mật

Tác giả: Lisa See

Ngày cập nhật: 02:58 22/12/2015

Lượt xem: 1341052

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1052 lượt.

ày hôm đó hay chưa, nhưng trong tâm trí tôi, mọi thứ đều không còn như cũ. Tương lai của Mỹ Nguyệt cũng thay đổi cùng với tương lai của tôi. Tôi lớn hơn Mỹ Nguyệt vài tháng tuổi, nhưng cả nhà quyết định hai đứa tôi sẽ được bó chân cùng lúc với em ba. Mặc dù hàng ngày tôi vẫn làm việc nhà, nhưng tôi không bao giờ còn được đi ra bờ sông cùng anh trai. Tôi cũng không bao giờ còn được cảm thấy dòng nước mát mẻ chạm vào da thịt nữa. Mãi cho đến ngày hôm đó, mẹ chưa bao giờ đánh tôi, nhưng hóa ra đó chỉ là dấu hiệu đầu tiên của nhiều trận đòn nữa trong những năm về sau. Tệ nhất là bố không còn nhìn tôi như ngày nào. Tôi không còn được ngồi trong lòng bố khi ông đang hút tẩu vào buổi tối nữa. Trong phút chốc, từ một con bé vô giá trị tôi đã trở thành một người có thể có ích cho cả nhà.
Những vật dụng để bó chân và đôi giày đặc biệt mẹ thêu để đặt trên bàn thờ Quán Âm đã được cất đi, cả của Mỹ Nguyệt và em ba cũng vậy. Bà Vương bắt đầu định kỳ ghé thăm nhà tôi. Bà ta đến trong kiệu riêng. Bà ta luôn luôn kiểm tra tôi từ đầu tới chân, luôn hỏi tôi về việc nội trợ. Song tôi cũng không thể bảo rằng bà ta tử tế với tôi. Tôi chỉ là một công cụ có lợi cho bà ta mà thôi.
SUỐT MỘT NĂM SAU, việc dạy dỗ tôi bắt đầu được thực hiện nghiêm chỉnh ở buồng phụ nữ, nhưng tôi đã biết trước nhiều thứ. Tôi biết rằng đàn ông hiếm khi vào buồng phụ nữ, nó chỉ dành cho đám đàn bà con gái chúng tôi, là nơi chúng tôi có thể làm việc của mình, và chia sẻ tâm sự.
Tôi biết rằng cả cuộc đời mình sẽ trôi qua trong một căn phòng như thế. Tôi cũng đã biết rằng sự phân biệt giữa nội - bên trong ngôi nhà, và ngoại - khu vực bên ngoài ngôi nhà thuộc về người đàn ông, là vấn đề cốt yếu của xã hội Khổng Giáo. Dù cho bạn giàu hay nghèo, là hoàng đế hay tôi đòi, thì trong nhà phải là nơi dành cho phụ nữ và bên ngoài là dành cho đàn ông. Phụ nữ không nên vượt quá phạm vi nhà cửa, cả trong suy nghĩ lẫn hành động. Tôi cũng hiểu được hai nguyên tắc Khổng Giáo chi phối cuộc sống của giới đàn bà chúng tôi. Nguyên tắc đầu tiên là Tam Tòng: “Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử”. Nguyên tắc thứ hai là Tứ Đức, nêu ra nguyên tắc ứng xử, ăn nói, đi đứng và làm việc của người đàn bà: “Giữ tiết hạnh và đạo khoan hòa; luôn có thái độ điềm tĩnh và chính trực; ăn nói phải dịu dàng và vừa lòng người khác; cử chỉ phải thận trọng và khéo léo; thành thục nội trợ và khâu vá.” Nếu một người con gái không đi trệch khỏi những nguyên tắc như vậy, họ sẽ trở thành người đàn bà đức hạnh.
Việc học tập của tôi giờ đây còn mở rộng sang cả các kỹ năng thực hành. Tôi học cách xâu kim, lựa màu chỉ, khâu những mũi nhỏ và đều nhau. Điều này rất quan trọng, khi Mỹ Nguyệt, em ba và tôi bắt đầu khâu những đôi giày cho chính mình trong suốt hai năm bó chân. Chúng tôi cần những đôi giày đi ban ngày, những đôi dép đặc biệt xỏ khi ngủ, và vài đôi tất chặt. Chúng tôi khâu tuần tự, bắt đầu với những thứ vừa vặn bàn chân mình hiện giờ trước, sau đó tới những thứ nhỏ dần, nhỏ dần.
Quan trọng nhất, thím bắt đầu dạy tôi nữ thư. Vào lúc đó, tôi không hiểu hết lý do vì sao thím lại quan tâm đặc biệt đến tôi. Tôi ngây thơ tin rằng nếu tôi chăm chỉ, tôi sẽ khiến Mỹ Nguyệt chăm chỉ theo. Và nếu chăm chỉ, có lẽ nó sẽ có một cuộc hôn nhân tốt hơn mẹ mình. Nhưng thím tôi thực sự hy vọng đưa kiểu chữ bí mật vào cuộc sống của chúng tôi để Mỹ Nguyệt và tôi có thể biết dùng nó mãi mãi. Tôi không biết điều này gây nên xung đột giữa thím với mẹ và bà nội, hai người đều mù tịt nữ thư, cũng như bố và chú tôi hoàn toàn mù tịt về chữ nghĩa dành cho đàn ông.
Mà tôi cũng chưa nhìn thấy chữ viết dành cho đàn ông nên tôi không thể so sánh được. Nhưng bây giờ tôi có thể nói rằng kiểu chữ của đàn ông là đậm, mỗi ký tự nằm trong một khối vuông, trong khi nữ thư trông giống như chân muỗi, hay chân chim trên cát vậy. Không giống như chữ viết của đàn ông, mỗi ký tự của nữ thư không biểu hiện một từ cụ thể. Những ký tự của nữ thư về bản chất là để biểu thị phát âm. Do đó mỗi ký tự biểu hiện một âm tiết. Vì thế mỗi ký tự có thể tạo ra vỏ âm thanh cho mỗi từ như “tỉa”, “ghép” hay “quả lê”, ngữ cảnh thường là để làm rõ nghĩa. Tuy nhiên, chúng tôi đã phải rất cẩn thận để đảm bảo rằng không hiểu sai nghĩa. Nhiều người - như mẹ và bà nội tôi - chưa bao giờ học loại chữ đó, nhưng họ vẫn biết vài bài hát và vài câu chuyện, nhiều bài có nhịp điệu ta dum, ta dum, ta dum.
Thím chỉ cho tôi những nguyên tắc đặc biệt để sử dụng nữ thư. Nữ thư dùng để viết thư, viết bài hát, viết tiểu sử, viết bài học về bổn phận của người phụ nữ, viết lời khấn Phật Bà, và đương nhiên là cả những chuyện thông thường nữa. Nữ thư có thể được viết bằng bút lông và mực trên giấy hay trên quạt, nó cũng có thể được thêu trên khăn tay hay dệt lên vải. Người ta có thể hát lên trước khán giả là các bà các cô, nhưng cũng có thể chỉ đọc và lưu giữ nó cho riêng mình. Hai nguyên tắc quan trọng nhất đó là: không bao giờ được để cho đàn ông biết nó tồn tại, và không được để họ động chạm vào nó dưới bất kỳ dạng nào.
MỌI CHUYỆN CỨ THẾ DIỄN