Polly po-cket

Tổng hợp những câu chuyện hay nhất

Tuyết Hoa Và Cây Quạt Bí Mật

Tuyết Hoa Và Cây Quạt Bí Mật

Tác giả: Lisa See

Ngày cập nhật: 02:58 22/12/2015

Lượt xem: 1341054

Đang đọc: 11 độc giả

Bình chọn: 9.00/10/1054 lượt.

thường phải nghe lời đe dọa đó, nhưng chưa từng nhìn thấy một đồng dưỡng tức nào cả. Phủ Vĩ này quá nghèo nên không ai lại đi rước thêm một cô vợ chân to, bướng bỉnh và chẳng ai cần đến cả, nhưng chúng tôi cũng chưa từng thấy hồ ly tinh, ấy vậy mà chúng tôi vẫn tuyệt đối tin là có những thứ đó. Vì thế, khi mẹ tôi dọa vậy thì em ba tạm thời đầu hàng.
Vào ngày thứ tư, chúng tôi nhúng đôi chân bị bó vào xô nước nóng. Rồi lớp vải bó được tháo ra, mẹ và thím kiểm tra móng chân của chúng tôi, cạo những cục chai, rửa sạch những lớp da chết, chấm nhẹ phèn và nước thơm để khỏa lấp bớt mùi hôi thối từ chỗ thịt bị rữa nát, rồi bó chân bằng một lớp vải mới sạch sẽ, lần này còn chặt hơn lần trước. Ngày nào cũng tập đi. Cứ bốn ngày lại thay băng một lần. Cứ hai tuần lại thay một đôi giày mới, càng ngày càng nhỏ hơn. Các bà các cô mấy nhà hàng xóm ghé thăm, mang cho chúng tôi bánh bao nhân đậu đỏ, hy vọng xương chân của chúng tôi sẽ mau mềm hơn, hoặc ớt khô, và mong rằng chân chúng tôi sẽ mảnh mai và nhọn như thế. Các chị em kết nghĩa của chị tôi cũng tới thăm với những món quà nhỏ từng động viên họ trong lúc bó chân. “Cắn vào đuôi bút lông của chị đây này. Đầu nó mỏng và thanh tú. Nó sẽ giúp chân em trở nên mỏng và thanh tú như vậy.” Hay “ăn mấy củ năng này đi. Chúng sẽ bảo thịt da em teo lại.”
Căn buồng phụ nữ trở thành nơi rèn luyện. Thay vì phải làm việc nhà như lệ thường, chúng tôi phải đi đi lại lại trong buồng. Mỗi ngày mẹ và thím lại bắt chúng tôi đi nhiều hơn. Mỗi ngày bà nội tôi đều tham gia giúp đỡ họ. Khi mệt, bà nằm nghỉ ở một chiếc giường nào đó và chỉ đạo các hoạt động của chúng tôi. Khi trời lạnh hơn, bà nội kéo thêm tấm chăn đắp lên người. Khi ngày càng trở nên ngắn hơn và đêm xuống nhanh hơn, lời nói của bà cũng trở nên ngắn ngủi và khó hiểu hơn, cho đến khi bà hầu như chẳng nói năng gì mà chỉ nhìn vào em ba, mong muốn đôi mắt và cơ thể nó theo kịp những bước đi.
Với chúng tôi, sự đau đớn không hề thuyên giảm chút nào. Sao có thể thuyên giảm được chứ? Nhưng chúng tôi học được bài học quan trọng nhất cho mọi người phụ nữ: muốn tốt thì phải tuân phục. Ngay những tuần đầu tiên này, một bức tranh về những người đàn bà là chúng tôi sau này đã bắt đầu hình thành. Mỹ Nguyệt sẽ là người giỏi chịu đựng và xinh đẹp trong mọi hoàn cảnh. Em ba sẽ là người vợ hay phàn nàn, chua chát về số phận của mình, khiếm nhã trước quà tặng. Còn tôi - trường hợp được gọi là đặc biệt - thì chấp nhận số phận của mình mà không hé một lời.
Một hôm, khi tôi đang đi quanh buồng, tôi nghe thấy rắc một cái. Một ngón chân tôi bị gãy. Tôi nghĩ đó chỉ là tiếng kêu bên trong người mình, nhưng nó rõ đến mức mọi người trong buồng đều nghe thấy. Mẹ tôi nhìn tôi chăm chú. “Đi tiếp đi! Cuối cùng thì cũng có tiến triển rồi!” Khi bước đi, cả người tôi run rẩy. Đến sẩm tối, tám ngón chân cần gãy đã gãy, nhưng tôi vẫn bị bắt phải đi tiếp. Tôi cảm thấy được tám ngón chân gãy dưới sức nặng của mỗi bước đi, vì chúng như long ra trong đôi giày của tôi. Khoảng trống mới hình thành ở chỗ trước đó là những khớp nối giờ đây là vết thương dính nhớp đau buốt óc. Tiết trời băng giá không làm tê dại nổi cái cảm giác đau đớn đang hành hạ khắp người tôi. Ấy thế mà, mẹ vẫn chưa hài lòng với sự phục tùng của tôi. Tối hôm ấy, bà bảo anh trai tôi mang về một cây sậy cắt ở bờ sông. Rồi bà buộc nó ở sau cẳng chân tôi để tôi tiếp tục phải bước đi như thế suốt hai ngày tiếp theo. Đến ngày thay băng, tôi ngâm chân như thường lệ, nhưng lần này việc xoa bóp tạo dáng cho xương tiến xa hơn những gì tôi từng biết. Mẹ dùng tay để kéo những chiếc xương gãy ra khỏi lòng bàn chân tôi. Chưa khi nào tôi thấy tình yêu của mẹ biểu lộ rõ ràng đến thế.
“Một bậc phu nhân đích thực không bao giờ để cái gì xấu xí lọt vào cuộc sống của mình,” mẹ lặp đi lặp lại, để nhồi nhét câu nói đó vào đầu tôi. “Chỉ qua đau đớn con mới trở nên xinh đẹp. Chỉ qua khốn khổ con mới tìm thấy bình yên. Ta quấn, ta bó, nhưng con mới là người được nhận phần thưởng.”
Các ngón chân của Mỹ Nguyệt gãy vài ngày sau đó, nhưng xương chân của em ba thì không. Mẹ sai anh trai ra ngoài làm vài việc vặt. Anh ấy phải đi tìm những viên đá nhỏ để bó lên chân em ba, tạo sức ép mạnh hơn vào các ngón chân. Tôi đã kể rằng nó luôn kháng cự, nhưng giờ thì nó còn khóc to hơn, nếu có thể làm vậy. Mỹ Nguyệt và tôi đều nghĩ nó phản ứng lại như vậy vì muốn được chăm sóc nhiều hơn. Rốt cuộc, mẹ lại dồn hầu hết toàn bộ nỗ lực của mình vào tôi. Nhưng vào những ngày thay băng, chúng tôi nhận thấy sự khác biệt giữa đôi chân của chúng tôi với đôi chân của em ba. Đúng thế, máu và mủ thấm qua lớp vải bó chân của chúng tôi như thường lệ, nhưng với em ba, chất lỏng đó rỉ ra từ người nó có một mùi mới, khác lạ. Và trong khi da chân của tôi và Mỹ Nguyệt khô lại xanh xao để chết đi, thì da của em ba cứ hồng như đóa hoa.
Bà Vương lại đến thăm. Bà ta kiểm tra công việc của mẹ tôi và giới thiệu một vài loại thuốc lá sắc lên uống giúp giảm đau. Tôi không phải nếm cái thứ thuốc đắng ngắt đó cho đến tận khi tuyết rơi và xương ngón ch